Hồi Ba Mươi: C'est la vie (b)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
của Mục sư Trương Vĩnh Đức. Nhiều người đã từng thầm đoán, nếu không phải gánh vác vai trò mục vụ, ắt hẳn chàng ta sẽ trở thành một ca sĩ nổi danh.

- Bài hát trên làm tôi nhớ đến một người... Manuel đã đoán ra chưa?

Manuel Ngô đoán là Alain. Nhưng Judas lắc đầu, biểu không phải, rồi kể sơ về những mối thân thích của Gấu Nga để mọi người hiểu, sau đó mới vô đề:

- Người phó bang đó yêu thầm mẹ Gấu Nga nên đã bỏ cả cuộc đời để gầy dựng lại băng đảng cho con trai của người tình. "Nếu một mai tôi chết, làm ơn nuôi nó giùm tôi." Chỉ vì một nụ hôn kiểu Pháp mà ông ấy đã tự nguyện cắt đứt cơ hội hoàn lương của mình.

- Anh có từng yêu ai chưa Judas?

Judas đưa mắt nhìn Manuel Ngô một hồi, rồi lắc đầu và nói, "Không". Gã không hề biết Thầy Phương đã thấy cái nhìn đó của mình.

Mười Anh bật cười:

- Yêu chi cho khổ...

Judas lặp lại lời y:

- Phải, yêu chi cho khổ.

Bé Hải thấy tới giờ chiếu phim siêu nhân nên khoanh tay thưa bọn họ trước khi vào phòng khách của nhà nguyện coi truyền hình. Thầy Phương đón nó nơi hàng ba nhà nguyện, hai ông cháu vừa đi vừa trò chuyện rất vui vẻ. 

Đợi bóng hình hai ông cháu khuất dạng, Judas mới kể:

- Ông ấy gá nghĩa với một người đàn bà điệp viên cũng đau khổ vì tình như mình. Bà ấy nói rằng, "Mối tình đầu của chúng ta đều đang nằm dưới mồ, mày cần một con đàn bà lo chuyện bếp núc, tao cần một thằng đàn ông chăm sóc cửa nhà, chúng ta sống gá nghĩa chớ chẳng yêu đương con c** gì hết." Vậy mà họ cũng có được một mụn con, giống ổng y như khuôn đúc, nhứt là cái miệng hô. 

Thấy câu chuyện của Judas ly kỳ như tiểu thuyết của đại văn hào Mario Puzo, nên những Mục sư chưa biết gặng hỏi anh ta cho ra lẽ. Tới đoạn "đồng tính luyến ái", sắc mặt của Ba Đức thoáng buồn, nhưng chẳng ai để ý tới nên anh không gặp phải tình huống khó xử.

Judas kể:

- Số của Gấu Nga thật là đen đủi. Cái thân thì ghét LBGT mà lại qua đêm với người chuyển giới, đã vậy đứa em trai kết nghĩa cũng là Bisexual. 

Manuel Ngô hỏi:

- Có thể cho tôi biết hoàn cảnh nên duyên anh em của họ không?

Judas gật, gật đầu:

- Được. Số là vầy: Cha của Gấu Nga và cha của Justin kết nghĩa kim bằng với nhau để tương trợ lẫn nhau trên con đường bành trướng thế lực ngầm. Do đó, Justin và Gấu Nga quen nhau từ nhỏ; năm Justin gặp Gấu Nga là vào dịp sinh nhật ba tuổi. Gấu Nga đã đặt biệt danh cho đứa em trai là "Bạch Tuyết" vì vẻ ngoài y hệt nàng công chúa này; ban đầu anh ta còn lầm tưởng Justin là con gái, và đã lãnh về mấy cái ký đầu của cậu em, "Tao con trai, tao con trai, mày hổng được nói tao là con gái." Bây giờ mỗi bận thấy Justin có những cử chỉ quá trớn với phó bang Matthew, Gấu Nga lại lôi câu này ra hỏi, "Cậu còn nhớ hay cậu đã quên?" Xin kể thêm, sau buổi sinh nhật mấy tháng, cha của Justin bị người yêu của mẹ cậu ấy rút súng bắn chết. Thật ra bà ấy không yêu ông ta, chỉ là bị ép cưới để cứu mạng gia đình. Người yêu của mẹ cậu ấy về sau trở thành cảnh sát nên đã quay lại phục thù. Từ sau cái chết của cha, Justin bị tống vô cô nhi viện, mẹ ruột không hề ngó ngàng, còn các đàn em của cha đều bỏ mặc cậu hết, duy chỉ có vợ của một tên đàn em là đón cậu về nuôi và yêu thương cậu ấy như con đẻ. Hai người sống êm đềm chưa được bao lâu, bỗng một ngày cậu bị kẻ thù của cha phun hơi độc vô mặt, cũng may lúc đó cậu đang quay sang nhìn xe bán kem nên chỉ bị bỏng một bên mắt. Không biết đào đâu ra tiền chữa mắt cho con nuôi, bà ấy đành trở về quê cha bên Brazil để xin giúp đỡ. Tại đây, hai mẹ con gặp Matthew, lúc này Matthew là một món đồ chơi của một ông trùm giàu sụ. Nhờ có Matthew nói giúp mà ông trùm đó đã giúp Justin sang Mỹ chữa mắt...

Hai Nghĩa bất ngờ kêu lên:

- Chúa ơi, ông trùm đó có xâm hại người tên Matthew không?

- Theo lời kể của Matthew thì không, ông ta thích nuôi những bé trai mồ côi trong nhà như thú cưng, chớ không đụng chạm gì đến chúng.

- Dữ hôn!

Judas cảm thấy khát nước nên cất giọng cáo lỗi, rồi đi một hơi xuống bếp lấy đồ uống.

Manuel Ngô thấy anh Ba ngó mông lung ra con lộ, y thấy trong lòng buồn man mác, một nỗi buồn vô cớ cứ thế khiến mắt y cay xè.

Trong nhà thờ, sắp nhỏ đang tập hát bài "Hồ Lãng Bạc" của nhạc sĩ Xuân Tùng, đây là một bản sử ca kể về cuộc kháng chiến chống giặc Tàu oanh liệt của hai vị Trưng Nữ, nhưng thay vì chọn tiết tấu hào hùng, dồn dập thì ông lại chọn giai điệu nhẹ nhàng, réo rắt như để hiện nét nữ tính ẩn sau lớp chiến bào của Hai Bà. Hằng tháng nhà thờ sẽ tổ chức chương trình "Việt sử giai thoại" để giúp mọi người học Sử, người phụ trách là Sáu Nghệ. 

Sáu Nghệ kèm những đứa trẻ học yếu trong suốt ba tháng hè mà chẳng lấy đồng cắc nào. Anh chỉ mệt ở chỗ sử Nước Nhà thì không tìm hiểu, tối ngày cắm đầu vô những chuyện tai tiếng và ruồi bu kiến đậu của đám "thần tượng". Mỗi bận tới giờ Sử là các trò lại than chán, than nhức đầu.

oOo

Nửa đêm giựt mình tỉnh dậy vì mắc tiểu nên Phan Hoài Việt mới thấy cảnh anh bạn cùng quê đứng ngắm sao sau hè. Bữa nay có trăng nên dáng hình đơn côi của người điên ấy khắc họa rõ trong đêm; trên mặt bàn đá hoa cương có sự hiện diện của một cuốn sổ tay, một cây viết bi và một lon nước tăng lực giàu cà-phê-in. 

- Khuya rồi hổng vô ngủ đi Tuyết?

- Không biết viết cái gì nên đứng đây "hấp thụ tinh hoa Nhật - Nguyệt" cho mau ra ý tưởng.

- Rồi viết mà hổng bật đèn, hư mắt chết.

- Mắt hư rồi đâu còn sợ nữa...

Anh thầy thất chí thôi không cãi nữa. Anh lại gần người bạn nửa tỉnh nửa điên mà cùng lặng ngắm bầu trời đêm huyền diệu với anh ta. Ánh đèn đô thị xa xôi lắm nên muôn vạn vì sao và Ông Trăng già cỗi thỏa sức soi rọi nhân gian. Thảng có một ngôi sao băng lướt mau qua một góc trời, để lại trong lòng người thấy cảm giác hư ảo khó phân. Đôi lúc gió đêm thi gan tao nhân mặc khách, bằng cách bất thình lình thổi một làn hơi mang dư hương lành lạnh tới chỗ họ, không quên gieo thêm vài tiếng rên hừ hừ. Bầy dế vẫn thản nhiên gáy váng mảnh đất sau hè, như muốn gọi cây cỏ quanh đây sống dậy. Có con uỳnh oang lạc đàn lếch thếch lại ngồi nghỉ chân dưới gốc một bụi môn cao khỏi đầu gối hai người, nghe gió nổi thì run rẩy giương mắt chờ êm xuôi hết mới cất tiếng gọi đàn.

- Đạo Giáo và Nho Giáo giống nhau hả anh Tuyết?

- Không, tư tưởng của Đạo Giáo và Nho Giáo khác nhau như Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo.

Gã điên vươn tay đón bông sứ trắng. Nhưng chụp không được, đành tiếc nuối để nó rớt xuống. Bằng một giọng trầm trầm, gã điên nói:

- "Đạo" ở đây là "Đạo đức", chớ hổng phải "Đạo phép" hay "Huyền thuật" gì hết. Chữ "Đạo" được trích ra từ nhan đề quyển sách "Đạo Đức Kinh" của Lão Tử. Về sau tam sao thất bổn, thành ra phần đông đều hiểu lầm Đạo Giáo là một trường phái tu tiên, luyện đan và biến phép.

Không biết tự bao giờ, Ông Trăng đã nhếch lên đỉnh trời một chút. Dáng của Ông càng lúc càng nhỏ, nhưng hãy còn sáng vằng vặc. Chòm sao Bắc Đẩu đã lướt về góc trời cao thật cao nơi Tây Phương.

- Thông qua câu chuyện ngụ ngôn hai con ốc sên, Trang Tử đã từng chất vấn vua Sở rằng chết có mang theo cục đất nào được đâu mà ham đi cướp đất quá vậy? Cho nên họ vịn vào Nho Giáo mới dễ đàn áp, chứ thực hiện "Thuyết Vô Vi" của Đạo Giáo thì sao mị dân được.

- Tức là sao?

- Nhà cầm quyền phải coi dân như bạn, không được tự tôn mình thành "đấng tối cao".

- Nói rõ hơn đi Tuyết.

Đặng Xương Tuyết vừa chắp tay sau lưng rảo bước vừa kể:

- Có một thời gian Trang Tử phải sang nước của bạn mình mà làm chức quan trông coi vườn sơn, ông ấy đã áp dụng "Thuyết Vô Vi" vào chuyện điều hành và giám sát công việc. Vườn sơn do ông ấy phụ trách tháng nào cũng vượt chỉ tiêu mà triều đình giao, bạn ổng mới hỏi chắc anh dùng cực hình dữ lắm nên tụi nó mới siêng năng làm lụng phải không, ông trả lời rằng, "Không. Ai muốn làm thì làm, muốn về sớm thì về sớm, miễn sao cuối tháng người đó nộp đủ số sơn mà bên anh đưa ra mà thôi." Bạn ổng nhất quyết không tin, nên đã lén tới đó kiểm tra. Và quả đúng như lời nhà triết gia ấy nói, bầu không khí trong vườn sơn vô cùng vui vẻ và hòa thuận, những người bị lưu đày đến đây làm việc không những không bị hành hạ mà còn được ông đối xử như anh em một nhà, có người thậm chí không làm mà nằm ngả lưng dưới bóng cây ngủ khò cũng không bị ông quất roi gọi dậy, hễ người nào già cả làm không nổi thì những người trẻ góp vô phụ một tay và để cho người cao niên đó được nghỉ ngơi. 

Cho nên lúc Trang Tử trở về nước, toàn bộ công nhân vườn sơn khi hay tin đều khóc òa vì biết những ngày tháng tươi đẹp đã chấm dứt, lại thêm một thằng khứa miệng lưỡi ra rả Nho Gia nhưng lại hành xử trái ngược những gì đã học sẽ tới đây hành hạ và khinh miệt họ.

- Anh nghĩ như thế nào về "Thuyết Vô Vi"?

- Theo thiển ý của tôi, "Thuyết Vô Vi" có ý nghĩa tương tự như câu "Dân Chủ - Bình Đẳng - Nhân Quyền - Bác Ái - Tự Do". Cho nên anh thấy đó, Viện Khổng Tử thì mọc ra khắp nơi, nhưng Viện Lão Tử thì không.

Trang Tử nói ước gì người lớn cũng có đầu óc như trẻ thơ thì tốt biết mấy, có nhiều ông Hủ Nho vin vô để chỉ trích ông, nhưng kỳ thực ý của ông là muốn mọi người yêu thương nhau trên tinh thần bất vụ lợi và trong sáng. Tôi cho anh cái bánh, nhưng trong đầu lại tòm tèm muốn anh phải biết điều cho lại thứ khác; đó không phải là cái Chân Thiện. 

Có tiếng ho gà của ai đó vang lên đằng sau lũy tre đầy cú. Chàng nhạc sĩ tài tử đeo đàn guitar trên lưng bước lại gần chào hỏi họ. Nói một hồi mới biết, anh ta muốn đi thăm xứ dừa vài ba hôm cho biết đó biết đây. 

Để khách đứng coi cũng kỳ, nên hai người cùng quê mời Thương Hận ngồi xuống băng ghế hoa cương nghỉ chân. Đặng Xương Tuyết buộc anh thầy ở lại tiếp chuyện với anh nhạc sĩ, còn mình thì vô bếp nấu nước đặng pha trà đãi khách. 

Vừa nhác thấy mặt ký giả Sương Tuyết, Thương Hận liền xổ hết cơn bực tức trong lòng và hỏi gã điên nghĩ như thế nào về mớ bình luận đó. 

- Nhóm chữ kỳ cục nhất trong mắt tôi là "Anh hùng bàn phím". Thường những khứa dùng nhóm chữ này là thành phần chuyên đi chụp mũ và dập tắt những ai nói đụng tới thực trạng của xã hội và đất nước, thêm nữa là thành phần cuồng si hay tôn thờ một cá nhân nào đó trong giới giải trí hay chính trường - thương trường đến cùng cực.

Rất nhiều người hiện nay không phân biệt nổi đâu là tranh biện, vạch trần cái sai, đóng góp ý kiến, thảo luận về một vấn đề,... và đâu là bắt nạt qua mạng xã hội, kỳ thị, vu oan giá họa, hạ bệ kẻ mình ghét, đặt điều nhằm tăng lượng tương tác,... Hễ thấy ai nói trái ý mình thì liền phán xét "Anh hùng bàn phím", "Phật online", "Đạo đức giả", "Tự nhục", "Phản động", "Không thích thì cút qua nước ngoài sống", "Nhìn sang nước A, nước B đi kìa...", "ABC quyền",...

Cho nên tôi thấy hiện nay nhiều người chửi thề và nói tục rất giỏi, nhưng biểu họ trình bày quan điểm một cách lịch sự và đàng hoàng thì họ làm không được. Đặc biệt thành phần này chuyên môn đi chụp mũ những ai ăn nói không như họ là phường đạo đức giả, "Phật online",...

Phan Hoài Việt nhếch miệng cười:

- Cha mẹ ở nhà chửi thì cự lại, gào khóc và làm mình làm mẩy ầm lên. Còn lên mạng ngồi nghe "thầy cô" chửi thì gật gù khen hay, rồi học theo lối ăn nói kỳ khôi đó.

- Tôi đâu có dư thời gian ngồi nghe đám đó chửi. Sách hay và tài liệu quý giá còn cả đống kìa.

Bỗng gã điên thay đổi chủ đề. Anh ta mời nhạc sĩ Thương Hận tới nhà hai má con khốn khổ để cô bé mắc bịnh ung thư máu được vui. Nguyện vọng của cô bé là được gặp gỡ người nổi tiếng, nếu biết đàn hát thì càng mừng.

Đặng Xương Tuyết đem mấy món bánh trái và kem nhập cảng qua ngôi nhà tang thương đó. Con đường đất hẹp té phân ranh hai thửa ruộng làm chậm bước chân của ba người. Vòng qua năm, sáu thửa ruộng và hai cây cầu dừa, rốt cuộc cũng tới nơi. Ngôi nhà tranh vách đất có cửa chính xiêu vẹo và dàn màng xối đã rỉ sét gần hết, mấy cái chum nước đặt trước hàng ba dành để hứng nước mưa thay máng xối và trữ nước xài, sau hè toàn chuối và dừa.

Gã điên gõ cửa ba tiếng thật nhẹ. 

"Kẹt..."

- Ủa Tuyết? Con qua chơi sớm vậy?

- Dạ, em nó ngủ rồi hả dì?

- Đâu có. Còn nằm tòn ten trên võng kìa.

Mấy thứ mà gã điên mang qua giúp cái tủ lạnh bớt trống trải. Anh vừa sắp đồ vô tủ vừa kiểm tra coi tủ lạnh hoạt động tốt không. Thím Bảy nhờ anh lấy đồ ăn cho con gái bịnh hoạn, về phần mình thím đang soạn thuốc cho nó uống.

- Oa, em biết anh này... Ảnh là nhạc sĩ Thương Hận phải hôn? Nếu đúng thì anh hát cho em nghe vài bản đi. Đi anh...

Thương Hận hát những ca khúc tự sáng tác. Cô bé chống cằm nhìn anh đăm đăm, đôi mắt to một cách bất thường vì cơ thể quá gầy yếu nên đã khiến cho khuôn mặt hóp lại và đôi mắt trông rất to. 

- Em sống hổng còn được bao lâu nữa, anh hát bài nào tặng em đi.

- Vậy anh sẽ hát bài "Nếu chỉ còn một ngày để sống" của nhạc sĩ Hoài An.

"Cho tôi như bóng mây lang thang qua cõi này

Cho tôi được ngắm sao trên trời giữa hương đồng cỏ nội

Cho tôi như khúc ca, bay đi xa rất xa

Cho tôi được cảm ơn cuộc đời, cảm ơn mọi người..."

Con nhỏ lại tặng cho anh một tràng pháo tay nhiệt liệt.

- Nè, ăn đi nhỏ.

Con nhỏ nhìn vô cái tô chè Thái mua trên đường Nguyễn Tri Phương ở Sài Gòn mà đôi mắt sáng như sao. Nó reo lên nho nhỏ:

- Hoan hô anh Tuyết...

"Cộc... Cộc... Cộc..."

- Ủa anh Hai? Anh qua kiếm cậu Tuyết hả?

- Ờ, sẵn qua thăm hai má con chị luôn. 

Cũng như khi thấy mặt Thương Hận, con nhỏ hết sức mừng vui khi thấy ông già Ba Tri qua chơi. Nó vòi ông già kể chuyện cho nó nghe trong lúc đợi chàng nhạc sĩ nghỉ mệt rồi hát tiếp cho nó nghe nữa.

Ông già Ba Tri "đẩy cây" sang thằng cháu. Gã điên bèn kể rằng:

- Việc làm lễ xin phước hay chiêu bùa ngải cầu tài cũng giống như xài tiền trong thẻ tín dụng, tức là anh phải tạo ra thật nhiều Phước Đức mới để bù vô khoản Phước Đức anh đã lấy ra xài trước, cũng như việc anh phải đi làm để trả hết số tiền đã mượn, nếu không hậu quả nhận lại sẽ khủng khiếp vô cùng. Nói cho rõ ràng hơn thì anh lấy phước hậu vận và các tiền kiếp của mình ra xài, hết rồi thì đời anh và con, cháu, chít, chắt của anh sẽ đi tong; cho nên mới có cảnh bạo phát bạo tàn hoặc chết bất đắc kỳ tử của một người giàu có hay dòng họ của người đó.

Quan điểm trên đây không phải do tôi nghĩ ra, nó thuộc về bài viết đăng trên Facebook cá nhân của một nữ cư sĩ Phật Giáo - Mật Tông. Có nhiều chỗ chưa đủ ý và không rõ nghĩa, nên tìm xem  bài viết gốc cho dễ hiểu hơn.

Ông già Ba Tri bây giờ mới kể chuyện của mình:

- Bùa yêu à? Có đó.

Con nhỏ giục ông bác luật sư kể lẹ cho nó nghe. 

- Má tôi kể rằng, hồi má còn nhỏ gia đình bên ngoại hay đón tiếp một cặp tình nhân rất xứng đôi vừa lứa và môn đăng hộ đối. Đùng một cái, ông đó tự nhiên hủy đám cưới với cô bạn gái, và đòi cưới người khác, người này đã mang thai con ông. Má của ổng và cô bạn gái hết sức tức giận, nên hai người quyết tâm coi tận mặt bạn gái lẫn đàng gái ra sao mà ổng phải trở thành kẻ phụ tình bạc nghĩa. Tới ngày đó, má ổng dặn con dâu hụt núp trong buồng ngủ dòm ra, sự tình sau đó hai má con sẽ cùng nhau ứng biến và phân giải cho ổng hiểu để nối lại duyên xưa. Mới vừa nhác thấy mặt con dâu mới, má ổng té xỉu cái đụi, vì dung mạo và tướng tá con dâu mới không khác chi con dã nhân. Sau khi nhờ người dò la gốc gác gia cảnh con dâu mới, má ổng khóc ròng vì biết đây là nhà của một ông thầy cúng rất giỏi bùa ngải, nên việc con trai mình bỏ đứa con dâu kim chi ngọc diệp để đi lấy con dã nhân là do bị bùa ngải sai khiến. Sau năm 75, cô con dâu hụt cưới chồng ngoại quốc và có cuộc sống rất viên mãn; còn ổng thì ở vậy với người vợ dị tướng, những đứa con của họ đều định cư bên Pháp và có cuộc sống giàu sang, đã vậy còn rất mực hiếu thảo với hai vợ chồng...

Con nhỏ chu môi bình luận:

- Nhưng lỡ ổng yêu cô gái xấu xí đó vì tâm hồn thì sao?

- Tâm hồn gì bây? Kể từ ngày bỏ người vợ sắp cưới và kết thân với cô gái đó tới nỗi mang bầu, thần trí của ổng không bao giờ minh mẫn, hai con mắt cứ lờ đờ, ai hỏi gì cũng trả lời lại rất chậm, suốt ngày nằng nặc đòi cưới cho bằng được cô gái đó và không còn thiết tha gì với sự việc, cảnh vật chung quanh. Ngộ đời ở chỗ là hễ cứ đúng giờ cơm là ổng lại tự giác có mặt ở nhà, y hệt như bị triệu hồn về vậy. 

Thím Bảy phụ họa:

- Cho nên người ta rất kỵ cho người dưng nước lã biết ngày sanh tháng đẻ, và nhứt là giờ sanh. Cũng không được cho tóc luôn. Nhiều người đi cắt tóc ngoài tiệm còn phải đem mớ tóc thừa về nhà nữa.

Đặng Xương Tuyết góp vô một câu:

- Sách "Tướng pháp Ngô Hùng Diễn" coi cũng thú vị lắm.

Sau khi uống xong cử thuốc đặc trị, con nhỏ ngáp ngắn ngáp dài, rồi ngoẹo đầu ngủ thiếp đi. Cái tô chè Thái hãy còn hơn phân nửa, gã điên bèn đem cất vô tủ lạnh giùm nó. 

Nhạc sĩ Thương Hận hỏi ký giả Sương Tuyết về chuyện của Giáo xứ Saint Pio. Và nhận về câu trả lời như thế này:

- Tôi đâu có quởn mà viết bài về sai phạm và những hành vi không đẹp của tôn giáo ngoại đạo. Tôi theo Phật thì tôi diễn giải về Phật, hết. Trích dẫn kinh sách của Đạo người ta thì có, nhưng diễn giải hay phê bình thì sẽ không làm.

Uống xong một ngụm trà đóng chai, gã điên nói tiếp:

- Tôi biết một thầy tu ngoại đạo bày người ta nấu cháo nano chữa ung thư, nhưng tôi không nêu đích danh vì không muốn gây hiềm khích giữa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net