Hồi Ba Mươi Sáu: Anh hùng thời loạn - Anh linh thời bình (a)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
thước phim ấy.

Anh Ba Hói nâng cửa sổ lên để đón gió trời. Nhưng chưa được năm phút đã vội vàng hạ xuống vì âm thanh hỗn tạp và khói xăng xe cộ ùa vào phòng nườm nượp. Tiền điện tăng cao quá nên anh không dám ngỏ ý bật máy lạnh.

- "Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh" của nữ sĩ Phương Lan - Bùi Thế Mỹ. Chú ý đọc đoạn do cụ Ninh viết sẽ nhận ra được lối văn kiểu Nam Kỳ ngày xưa như thế nào. Tôi rất thích đoạn phê bình triết học Khổng - Mạnh, Lão - Trang do cụ chấp bút, phải vậy mới là phê bình, chứ không phải chụp mũ một cách thiếu lý luận như một rất nhiều người bài Nho bây giờ.

Anh bạn đồng sở thích bật cười:

- Vậy mới hiểu sự đọc cần thiết ra sao. 

- Phải, đọc nhiều sách, anh sẽ tự khắc có chính kiến của mình.

Bên dưới nhà ầm ĩ tiếng cụng ly, khui bia và cười nói om sòm. Lần nào gặp Hội Nhà Văn cũng nghe than thân trách phận như "nàng Kiều lỡ bước", viết được thì viết, không sống nổi thì kiếm nghề khác làm, có nói tụt lưỡi cũng chẳng có ai quan tâm chứ đừng nói chi thương hại.

- Dừa khô có thể thay thế than đốt. Nếu như xuất cảng miểng gáo được, người dân xứ tôi chắc chắn vừa kiếm được rất nhiều tiền vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Anh Ba Hói xen vô, giọng đã ngà ngà say:

- Chưa kể đến là lá chuối khô, lá dong, lá cách, mùn trấu,... Xuất cảng được là đổi đời hết.

Anh bạn đồng nghiệp hỏi:

- Có cây viết nào mà anh thấy ngộ không Tuyết?

- Có.

Rồi gã điên kể:

- Có một bà nhà văn chuyên viết truyện tung hê Trung Kỳ và hạ bệ hai miền còn lại. Ban đầu, đọc xong một cuốn, tôi không để tâm vô chuyện này vì nghĩ đây chỉ là tình tiết của tác phẩm mà thôi. Nhưng rồi đọc hơn năm, sáu cuốn của bả, hễ có nhân vật xuất thân từ miền Trung là bả đều tô vẽ như "Đấng cứu thế" hay "Chư Thiên thập toàn thập mỹ" và luôn bị hai miền còn lại ức hiếp, hãm hại; còn nếu không có sự hiện diện của nhân vật Trung Kỳ, bả sẽ miêu tả nhân vật Nam Kỳ và Bắc Kỳ bớt xấu tánh hơn một chút.

Hạnh cười hỏi:

- Ai vậy Tuyết?

- Bà này hiện đang là thành viên của Hội Nhà Văn nên tôi không thể tiết lộ danh tính và bút hiệu được.

Anh Ba Hói xen vô:

- Nhà văn Duyên Anh - Vũ Mộng Long là Bắc Kỳ chánh tông mà viết truyện chửi Bắc Kỳ nát nước. Nhà văn Hồ Biểu Chánh là Nam Kỳ chánh tông mà viết truyện phê phán thói hư tật xấu ở xứ Nam Kỳ rất thẳng tay. Chỉ là một tác phẩm hư cấu mà vẫn khư khư ôm cái tâm vị kỷ thì khó lòng mà tiến xa trên con đường Văn Học - Nghệ Thuật.

Xương Tuyết cười kể:

- Bởi vậy viết gần hơn nửa đời người mà bả vẫn không có một tác phẩm nào độc đáo. Cái tâm vị kỷ đã khiến bả sáng tác nên những câu chuyện rập khuôn và "dân tộc tính" quá đáng.

Hạnh lại hỏi:

- Anh nghĩ sao về tiếng miền Trung hả Tuyết?

- Nữ sĩ Thùy An hồi trước viết văn bằng giọng rặt Trung, sau năm 75 chuyển sang giọng Bắc. Tôi cứ tiếc hoài cái giọng văn ngày xưa của bà.

- Tôi chưa mường tượng được nội dung tác phẩm của bà An...

- Thì anh cứ liên tưởng tới các nhà văn viết về đề tài hoa học trò và tuổi thơ thời nay, "đi nhẹ nói khẽ" không muốn dính tới những chủ đề dễ gây mích lòng khác. Cho nên đọc xong một lần là như "nước trôi qua cầu", không có gì gây ám ảnh hay đáng nhớ hết.

Hạnh tiếp:

- Nhắc mới nhớ, có một ông nhà văn khá nổi tiếng hiện nay chuyên đạo ý từ những tác phẩm nói về tình yêu đôi lứa của nhà văn Duyên Anh; ngay cả những tình tiết gây cười cũng y khuôn.

Anh Ba Hói cười nửa miệng:

- Ông Duyên Anh mà còn sống chắc ổng soạn "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" tế sống luôn.

Xương Tuyết phì cười:

- Đọc bức tâm thư mà ông Duyên Anh soạn ở cuốn "Tuổi Ngọc" tập Hai, số 154 phát hành năm 1971 là biết cái miệng ổng hiền cỡ nào.

- Chắc cũng ngang ngửa cái miệng mày thôi Tuyết à...

Nói đến đây, bầu không khí như chùng hẳn xuống. Cha của Phước - Hạnh đã từng muốn giúp thằng nghĩa tử xuất bản sách, nhưng sau khi đọc xong những gì nó viết ông ngần ngừ hoài mà không dám nói cho nó biết... Để rồi một ngày mùa Hè có mưa rơi không dứt, cơ hội chuyển thể sách thành phim của nó tan biến như bọt bèo, và người thay thế nó là nhà văn đang lên kia. Ông khuyên nó nên viết hiền lại, nịnh đầm thiên hạ một chút, giả vờ bợ đỡ ông này ông kia để được in sách. Nó buông xuống một câu, "Khỏi cần", rồi vứt thẻ thành viên của Hội Nhà Văn lại và lui về sau làm ký giả và làm vườn. Tập sách "Lúa trổ đòng đòng" đã đem đến một sự thương cảm và day dứt khôn nguôi cho gia đình ông bạn Văn Chương, và tới nay vẫn còn trong tâm khảm hai người con của ông. 

"Lúa trổ đòng đòng

Người hiền chết ngắt

Chuột lắt lên ngôi

Tôi đòi xẻ nước..."

- Tuyết.

- Gì Hạnh?

Hạnh cười khổ rồi lắc lắc đầu.

Để khỏa lấp bầu không khí ngượng ngập, Xương Tuyết kể:

- Tôi có chị đồng nghiệp miền Tây mua đồ của một anh bán hàng xứ Quảng mà không hiểu ảnh nói gì hết nên chỉ xin ảnh nhắn tin qua giùm. Người trong một Nước mà y như hai quốc gia.

Nhân đó, Hạnh nói hùa vô:

- Quảng nào?

Anh Ba Hói trả lời thay:

- Chắc Quảng Đại. 

Nguyên đám phá lên cười. Rồi anh bạn nhà văn ép Xương Tuyết phải uống với mình hết một lon bia Sài Gòn mới được.

Uống đâu được một ngụm, Xương Tuyết thuật chuyện mình:

- Thuở còn đi học, văn của tôi thường được chọn làm văn mẫu của lớp. Nhưng không bao giờ tôi làm được quá tám điểm văn. Trái lại, những người chép văn mẫu trong sách lại luôn được điểm cao hơn tôi. 

Tôi cũng còn nhớ, lời khen của thầy - cô rằng tôi có thể trở thành nhà văn. Bây giờ tôi không phải là nhà văn, chỉ là người thích ngồi viết truyện theo trí tưởng tượng của mình mà thôi...

Nhà văn đang lên cắt ngang lời kể của gã điên:

- Anh có thất vọng không?

- Không. Nhưng đôi lúc, tôi cảm thấy rất có lỗi vì đã phụ lòng mong mỏi của mọi người.

Anh Ba Hói cười biểu:

- Ai biểu thôi nôi mày chọn cây viết làm chi? Nên giờ phải rước lấy cái Nghiệp này vào người.

- Sao anh Ba không chọn cây lược? Biết đâu giờ này còn nhiều tóc để chải rồi. 

Anh Ba Hói vật thằng em trai xuống mà cù-lét một trận cho hả giận. Báo hại Hạnh và nhà văn kia được phen cười ngặt nghẽo.

...

Xương Tuyết nói với anh bạn đồng sở thích:

- Sắp tới đây tôi sẽ nghỉ viết vài tháng mà lên núi "bế quan tu luyện".

- Anh đi đâu?

- Chưa biết nữa. Còn tiền là còn đi. Hết tiền thì quay về sớm thôi.

- Bên anh có hai Mạnh Thường Quân mà?

Gã điên lắc đầu cười.

- Vậy cuối năm gặp lại nhau trong tiệc Giáng Sinh nghen?

- Ừ... Hút thuốc không?

- Xin một điếu.

Chàng ta phân bua sau khi đã rít một hơi thuốc dài:

- Mười cha làm nghề sáng tác thì hết chín cha rưỡi bị ghiền thuốc, nghiện rượu và có vấn đề về thần kinh hoặc là người sống thiên về nội tâm.

Anh Ba Hói tới đón thằng em về Vũng Tàu. Trước khi đi, anh không quên tặng cho người bạn mới quen hai ký mực một nắng đặc sản quê nhà. 

- Tao đi chung với mày nghen?

Xương Tuyết chỉ cười cười mà không ừ hử chi sất.

Rồi đó, anh Ba Hói đưa cái nón bảo hộ cho em trai. Nó cài xong, lại phì phà hút thuốc tiếp. Chán nản, anh kể:

- Pháp y Cảnh nói tao là luật sư của mày...

Thấy đứa em trai kết nghĩa mải lo hút thuốc mà không nói năng gì hết, Từ Hớn Mai bực mình giựt điếu thuốc rồi lấy mũi chân dí lên nó đặng dập tắt lửa.

- Hồi xưa mày hay nói với tao ai hiểu mày mới là bạn mày, tao còn la mày cao ngạo, giờ thì tao biết mày nói đúng rồi.

- Dù thương hay ghét cũng là người dưng. 

- Tao đã hiểu câu, "Đường phân minh định khôn tìm chước. Tước niên điền hoạch định thiên luân", của mày rồi. Đội nón bảo hộ vô đi, rồi tao sẽ trình bày cho mày nghe.

Nghe hết những gì người anh kết nghĩa nói rồi, nét mặt gã điên mới giãn ra. Anh vỗ vai anh Ba mà cười nói:

- Vậy thì đi theo em được. Anh đã hiểu em rồi đó.

Anh Ba Hói vừa vặn tay ga vừa cười đáp:

- Chơi với mày riết điên lây theo mày. Nhưng còn hơn là sống "vuốt đuôi" để lấy lòng thiên hạ.

oOo

Kiều Xuân đang nghe Stephen Đoàn ca bài "Vào mưa", đây là một sáng tác của nhạc sĩ Từ Công Phụng.

Stephen Đoàn đã ngưng hát từ lâu mà Kiều Xuân vẫn chưa ngừng khóc.

- Em thấy Cha Cường không vui vì anh về đây.

- Ảnh làm đúng mà. Anh là Mục tử, anh phải chăn Chiên và phụng sự Chúa. 

- Hồi mẹ tôi còn sống, bà cũng thường gội đầu bằng bồ kết tự nấu.

Kiều Xuân vươn tay chạm lên mái tóc đặc trưng của Linh mục ấy mà cười biểu:

- Tóc anh cứng như rễ tre.

Stephen Đoàn ngượng nghịu trả lời:

- Ngày nào cũng gội mà nó vẫn cứng.

- Gội riết rụng hết bây giờ.

- Vậy hả?

- Trời ơi là Trời...

- Anh Mỹ hổng có thương cổ, Thầy làm riết ảnh thương luôn bây giờ.

- Mày hay quá há?

Cự nự nhau vài câu nữa, hai cha con không máu mủ ruột rà vô nhà sau nấu cơm tối.

- Mình nấu món chi Thạnh?

- Bò hon.

- Có nước cốt dừa?

- Dạ.

Augustino Dương đành thuận theo ý con trai.

Rồi đó, hai cha con lục đục dưới bếp để sửa soạn mâm cơm ngon lành. Món bò hon sẽ ăn với bún tươi và rau sống. Tráng miệng thì có khóm chấm muối ớt.

Vừa xắt đu đủ thành từng miếng vuông, Augustino Dương vừa hỏi:

- Con mua cây sơn trà này ở đâu vậy?

- Dạ, ở vườn kiểng dưới Ba Tri đó Thầy.

Rồi chàng Linh mục xứ dừa vui miệng kể:

- Giống cây này được đặt dựa theo tên của một thầy tu Dòng Tên. Tên khoa học của nó là "Camellia", còn tên của nhà hóa học và thực vật học kiêm Linh mục là Geogr Joseph Kamel; người chọn cái tên này cho bông trà là nhà thực vật học Card Linnaeus. 

- Nó còn có tên là "Trà My" phải không anh Thạnh?

- Đúng đó cô Xuân.

Kiều Xuân ngồi xuống bộ ngựa mà lặt rau sống. Bữa nay mới hay cô pha trà và cà-phê uống rất thơm ngon, vậy mà bấy lâu nay "giấu nghề".

Stephen Đoàn ngồi vào bàn soạn bài giảng với Ignacio Cường. Có sự cố vấn của Thầy Dương và Thầy Hoàn, bài giảng của hai người không những gãy gọn hơn mà còn rất vui và thú vị; mấy đứa nhỏ cũng bớt buồn ngủ và ngáp ngắn ngáp dài.

- Cái người mà con nói đến hôm bữa là sao với con vậy Cường?

Ignacio Cường nhíu mày:

- Là Linh mục Alphonso Lữ Gia Hạp, anh ta đã mất tích hơn mấy năm nay, ông Út Tiếp tháng nào cũng ghé Giáo xứ tìm con.

- Khoan. Hồi trước cái cậu này là Linh mục phụ tá của Giáo xứ?

- Dạ.

Augustino Dương vừa đỡ cằm vừa đi tới đi lui. Ông ráng hết sức nhớ coi cậu này là học trò của Cha nào và đã từng học ở khóa mấy. Mỗi năm trường Dòng đón hơn một ngàn chủng sinh vào học nên nghĩ bưng cả óc mà ông vẫn không thể nhớ ra nổi Alphonso - Lữ Gia Hạp là ai.

- Thôi, hổng nhớ nổi thì đừng có ráng nhớ, Thầy. - Henrico Thạnh lại tủ lạnh rót cho Thầy một ly nước lạnh.

Augustino Dương khoanh tay mà thở dài thườn thượt:

- Tao già rồi bây ơi... Còn nhớ mặt mấy đứa bây không hà... 

- Bởi vậy đừng có nghĩ nhiều, nghĩ riết lú quên mất tụi conthì sao?

Ngoài sân dạ lý hương đã nở, hương thơm ngào ngạt mùi trần ai. Con trăng Thượng Huyền mỏng như lá lúa nằm chơi vơi trên một khóm mây xam xám, trăng trắng. Màn đêm lác đác ánh sao. Vài cơn gió thoảng đưa hương vườn tược, ruộng đồng vào chái bếp đơn sơ mà đong đầy tình thương ấy.

- Ước chi trời làm trận mưa hả bây? Nực quá chèn rồi.

- Ổng ráo hoảnh vầy thì sao mà có mưa nổi Thầy.

Kiều Xuân cười mơn:

- Vậy con làm đá me cho mọi người uống nghen?

Augustin Dong mỉm miệng cười và gật đầu thay cho một câu đồng ý.

Nồi bò hon đã gần mềm, giờ ăn gấp cắn vô dai nhách như dây thun luồn lưng quần, đã vậy còn bị hư răng - sưng nướu - phỏng miệng. Thành ra dù đã đói meo nhưng không một ai hối thúc bằng cách chụm thêm củi và miểng gáo. Cứ để cho nó riu riu trên lửa vừa.

- Muốn thịt bò hầm mau mềm thì nên bỏ đu đủ còn xanh vô. Riêng nấu bún bò thì nên bỏ vài miếng khóm. - Kiều Xuân vừa nói vừa hứng nước đá từ cái tủ lạnh hai cánh hiệu Samsung.

Rồi cô quay sang nhìn Henrico Thạnh mà cười biểu:

- Em mê cái tủ lạnh nhà anh dễ sợ. Bự tổ chảng. Tha hồ trữ đồ tùm lum. Lại còn biết làm đá cục và lạnh nước lọc nữa. Má em ngán tiền điện nên hổng chịu mua về xài. Ghét ghê vậy hà!

Bữa nay thần sắc Kiều Xuân đã bớt ngây dại, ánh mắt không còn vẻ lạc thần, tóc tai cũng đã biết chải chuốt gọn gàng, quần áo cũng thôi xộc xệch và nhếch nhác. Chính vì lẽ đó mà Stephen Đoàn quyết định sẽ xuống đây hoài hoài, để "Búp bê bằng sứ" mà anh thương sẽ còn nguyên vẹn về mặt thể xác lẫn tinh thần. Xin Chúa thấu lòng con!

Ignacio Cường không hiểu nụ cười của Stephen Đoàn hàm ý điều chi nên nảy ra những ý tưởng bất chánh. Anh không muốn người bạn đồng quản xứ mà anh rất quý sa ngã vào cám dỗ thế gian. 

Thím Năm xẹt qua dòm chừng con gái một chốc rồi ra về. Bà để lại một bịch chả giò rế và một hũ chanh muối thiệt bự, và nhận lại từ tay Henrico Thạnh hột vịt lộn và hột gà vữa - mỗi thứ hai vỉ, mỗi vỉ một tá. 

- Công nhận má con chiên chả giò ngon thiệt!

- Con quấn khéo hôn Cha?

- Khéo! Ai mà cưới được con chắc có phước...

Không hẹn mà ông Cha già, ba chàng Linh mục và cô gái bạc duyên đưa mắt nhìn ngó nhau một lượt.

Kiều Xuân cúi đầu thưa mọi người, rồi ra ngoài sân đứng thưởng hoa dạ lý hương và các thứ bông khác. 

Chừng nghe anh Mỹ gọi vô nhà, Kiều Xuân mới hay mình đứng ngoài này đã một tiếng, nồi bò hon cũng đã hoàn thành. 

- Uống thuốc nghen? - Stephen Đoàn vừa nói vừa đưa cử thuốc và ly trà lài thơm ngọt.

- Dạ.

Đợi Kiều Xuân uống thuốc xong, nhóm Linh mục mới bắt đầu buổi kinh cầu. Trong lúc chờ, Kiều Xuân phe phẩy quạt mo đuổi rồi.

Bỗng nghe xào xạc gió đùa qua kẽ lá như có ai đang đứng trong lùm cây mà nhìn trộm vô nhà. Không muốn phá hỏng buổi kinh cầu, Kiều Xuân bước xuống bộ ngựa rồi chụp lấy cây củi khô làm vũ khí phòng thân. Cô run run đi ra ngoài sân.

Bên ngoài vắng tanh, tịnh không một bóng người. Chỉ có bóng hoa - ảnh lá đang giỡn dưới ánh trăng leo lét sắp tắt. Nhà dế và họ lưỡng cư đang thi nhau kêu réo ầm ĩ, những đợt sóng cỏ đang xào xạc dưới chân Kiều Xuân.

Hốt nhiên, một bàn tay ai đó lay vai của cô thật mạnh. Cô ứa nước mắt la lên:

- Á!

- Là tôi đây mà, Xuân. Sao tự nhiên lại bỏ ra ngoài này vậy? - Vừa nói, Stephen Đoàn vừa cẩn thận tước thanh củi đầy gai khỏi tay người con gái yêu mình.

Kiều Xuân kể lại rành mạch mọi sự mà mình đã nghe. 

Henrico Thạnh nhướng mày và khoanh tay mà nói:

- Để tui vô nhà lấy đèn pin ra xịt thử. Lóng rày trộm cắp lộng hành dữ lắm.

Dứt tiếng xong, chàng Linh mục xứ dừa chạy xộc vô buồng ngủ lấy cây đèn pin và cái đèn soi ếch.

Ignacio Cường và Thầy anh ở lại giữ nhà. Còn Henrico Thạnh và Stephen Đoàn thì đi theo sự chỉ dẫn của Kiều Xuân.

- Ở đây nè hai anh...

Henrico Thạnh phát một nhát dao chặt dừa vào cái cây nhãn nằm sát bên bụi rậm. 

Trong lùm liền vọng ra tiếng kêu khóc của hai đứa nhỏ. 

- Mấy đứa, sao dzô đây phá vậy?

Đứa trai tức tưởi thuật lại hết cảnh đời của mình với đứa em trai.

- Trời ơi, ở đâu ra "Phạm Công - Cúc Hoa" vậy? 

Than xong, Henrico Thạnh mời hai đứa nhỏ vô nhà ăn cơm. Hỏi ra mới hay, chúng bị mẹ kế bạo hành nên đã trốn về quê ngoại; trong suốt chặng đường đó, chúng sống nhờ lòng hảo tâm của bà con cô bác chung quanh.

Cũng vì cuộc gặp gỡ trên mà Henrico Thạnh quyết định mở ký nhi viện, dẫu rằng tài chánh không được bao nhiêu. 


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net