văn hoá kinh doanh 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
thiếp, đừng nhét luôn vào túi mà hãy đọc cẩn thận và đặt thiếp

lên trên bàn để thể hiện sự tôn trọng. Nếu viết thông tin về đối tác, bạn cần viết tên gắn liền với chức danh

hoặc gọi một cách trân trọng là "ông" hay "bà".

Đối với người TQ, né tránh giao tiếp bằng mắt cũng bị coi là không đáng tin cậy. Bạn cũng không nên từ

chối trực tiếp, sẽ bị coi là ứng xử thiếu lịch sự. Thay vì trả lời "Không" một cách dứt khoát, bạn nên nhẹ

nhàng và tế nhị hơn để giữ thể diện cho đối tác. "Có thể" hay "Tôi sẽ suy nghĩ về điều đó" là cách từ chối

thường thấy của người Hoa.

Thu Lê

Người Hoa trong kinh doanh: Chữ tín là vốn quí nhất

Đối với người Hoa, chữ "tín" được coi là số 1 trong làm ăn, kinh doanh, thậm chí chữ "tín" còn

được xem là chiến lược, là phương pháp kinh doanh.

Ai không có chữ "tín", không giữ lời hứa mà làm trái đi sẽ không được giữ lại trong hệ thống buôn bán, làm

ăn của họ. Bên cạnh đó, gia đình, thân tộc, cộng đồng là chỗ dựa, là nền tảng ban đầu để người Hoa lập

nghiệp kinh doanh.

Khát vọng làm ăn lớn

Làm việc nhiều năm với các doanh nghiệp người Hoa, ông Lê Phụng Hào - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ

phần Kinh Đô - nhìn nhận: "Người Hoa có tầm nhìn kinh doanh rất dài hơi. Họ luôn nhạy bén, có khát vọng

đột phá, đi đầu và làm ăn lớn. Chữ "tín" cũng xuất phát từ chỗ này".

Chỉ sau 13 năm, từ một phân xưởng và một trụ sở nhỏ tại quận 6, Tp.HCM, đến nay Kinh Đô đã có chín

công ty từ Bắc chí Nam. Từ qui mô chỉ có 70 cán bộ công nhân viên, Công ty Cổ phần Kinh Đô nay có trên

6.000 cán bộ công nhân viên với doanh số năm 2006 là 2.000 tỉ đồng, nộp thuế 120 tỉ đồng.

Theo ông Hào, việc chuyển từ cơ sở gia đình sang công ty TNHH rồi công ty cổ phần và đưa cổ phiếu lên

sàn là quá trình "nỗ lực tự lột xác" của Kinh Đô cũng như một số doanh nghiệp người Hoa khác. Trong thời

buổi hội nhập, họ đã có những bước dần thoát khỏi tập quán làm ăn theo kiểu gia đình.

Tại một hội thảo mới đây, TS. Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho rằng người Hoa đặt sự tồn

tại và thành đạt của mình trong sự phát triển chung của tập thể cộng đồng doanh nghiệp. Luôn gắn kết chức

năng kinh tế và chức năng xã hội trong hoạt động doanh nghiệp. Coi trọng đầu tư mở rộng uy tín xã hội. Đề

cao hoạt động doanh nghiệp, coi đó là phương tiện chính để cải thiện cuộc sống cá nhân...

Tại Tp.HCM, chỉ chiếm 7% dân số nhưng doanh nghiệp của người Hoa chiếm đến 30%/tổng số doanh

nghiệp thành phố. Số doanh nghiệp này đã đóng góp lớn cho nền kinh tế TP.HCM trong nhiều năm qua.

Riêng năm 2006, cộng đồng người Hoa đã đóng góp cho TP nhiều doanh nghiệp có sản phẩm chủ lực, như

Công ty TNHH Dây cáp điện Tân Cường Thành (sản phẩm dây điện, cáp điện); Công ty Cổ phần Hữu Liên -

Á Châu (sản phẩm ống thép); Công ty Cổ phần Kinh Đô (bánh cookies, bánh cracker); Công ty Sản xuất -

Thương mại Thiên Long (bút viết); Công ty Dệt Thái Tuấn (sản phẩm gấm phi lụa).

Chữ "tín" giá ngàn vàng!

Câu chuyện của ông Lý Ngọc Minh, Giám đốc Công ty TNHH Minh Long 1 (Bình Dương, chuyên về sản

phẩm gốm sứ), bắt đầu bằng chữ "tín".

"Trong công việc, giao thương người Hoa đặt chữ "tín" lên hàng đầu. Có chữ "tín" là có tất cả. Chữ "tín"

đáng giá ngàn vàng. Có chữ "tín" không cần vốn người ta vẫn có thể giao hàng cho anh bán", ông Minh

khẳng định.

Chữ "tín" của người Hoa không cầu kỳ, không hoa mỹ. Đơn giản: nó là sự tin thực, không gian dối, không

lươn lẹo, là sự tin cậy nhau trong quan hệ làm ăn. Cũng nhờ chữ "tín" mà lâu nay người Hoa rất đơn giản

thủ tục, giấy tờ, giảm thiểu việc ký tá, hợp đồng, giao kèo và rất ít tranh chấp, kiện cáo nhau ra tòa.

Theo ông Minh, nếu có vướng mắc gì đó mà hai bên giải quyết không xong, thường người Hoa nhờ người

có uy tín hoặc mời người được trọng nể trong hội, trong nghề đứng ra phân giải là êm thấm.

Chữ "tín" là vốn liếng quí giá mà ông Minh mang theo suốt cuộc đời mình, đồng thời truyền lại cho con cháu.

Nhờ chữ "tín" của cha và gia đình ông, nên ngay những ngày đầu thử khởi nghiệp nghề gốm sứ cách đây

37 năm cùng với người anh em kết nghĩa là Dương Văn Long (hiện là chủ doanh nghiệp Minh Long 2,

chuyên về gốm sứ công nghiệp), ông Minh đã được chủ xưởng thạch cao Minh Phát ở Lái Thiêu bán thiếu,

bán chịu nguyên liệu.

Gốm sứ Minh Long hiện đã nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước, sẵn sàng cạnh tranh với bất cứ

sản phẩm nào cùng loại, ông Minh có kinh nghiệm nào cho sự thành công? "Đơn giản, rất đơn giản, đó là

niềm đam mê. Nhưng để nuôi được niềm đam mê đó thì không đơn giản chút nào", ông Minh nói.

Theo ông, đam mê phải bắt nguồn từ cái tâm chứ không phải từ đầu óc. Sự đam mê đã thôi thúc ông Minh

đi từ Nam ra Bắc, từ Á sang Âu đào từng cục đất, học từng nét cọ, xem từng dây chuyền công nghệ để rồi ở

mỗi nơi ông tích góp từng chút, từng chút những điều hay, những nét đẹp gom về cho sản phẩm của mình.

Quan niệm của ông Minh là "tận nhân lực rồi mới tri thiên mệnh", tức phải làm hết sức mình rồi mới nói số

trời.

"Tuy nhiên điều đó sẽ vô nghĩa nếu như không có những người anh em, không có cộng đồng", ông Minh

nói. Tại Bình Dương có hàng trăm cơ sở làm nghề gốm sứ, hầu hết là của người Hoa. Mỗi người chủ, mỗi

cơ sở đều có một bí quyết riêng, ai cũng cố để giữ gìn nhưng trong quan hệ công việc, trong cuộc sống, họ

sẵn sàng giúp nhau, kể cả chuyện tiền bạc, mối mang.

"Nhớ những lúc khó khăn, lúc mới vào nghề, tôi phải mang sản phẩm của mình sang nung nhờ ở những lò

nung của người khác. Không ai từ chối. Tuy là việc nhỏ nhưng nếu không có những lần đó, chưa chắc tôi có

được ngày hôm nay", ông Minh nhớ lại.

Ông Minh cũng không quên nhắc đến sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Bình Dương trong

suốt thời gian qua. "Đó là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn đối với tôi", ông Minh cho biết.

* Những đặc trưng về văn hóa kinh doanh của người Hoa

- Nền tảng gia đình và chữ "tín" là báu vật.

- Đề cao vai trò của tổ chức xã hội, nghiệp đoàn truyền thống.

- Chấp nhận mạo hiểm và quyết đoán trong kinh doanh, được sự giúp đỡ đắc lực của tập thể, gia đình và

bạn bè.

- Đa dạng hóa, đa phương hóa hoạt động đầu tư.

- Kết hợp giữa cách làm truyền thống với kiến thức và thực tiễn kinh doanh hiện đại...

(TS. Trần Khánh, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á)

10 bí quyết kinh doanh ở Trung Quốc

1. Biết mình, biết người

Có rất nhiều cơ hội kinh doanh tại Trung Quốc nhưng đừng nghĩ là người tiêu dùng bản địa dễ dãi, chỉ một

sự lựa chọn là đủ. Sản phẩm hay dịch vụ của bạn cần phải thay đổi cho phù hợp với nhu cầu và lợi ích của

người dân địa phương. Việc dành thời gian tìm hiểu người tiêu dùng trước khi xâm nhập thị trường là rất

quan trọng. Ở các quốc gia châu Á, chính quyền rất sẵn lòng tư vấn thị trường miễn phí.

2. Bàn đạp Hồng Kông

Cái lợi lớn nhất của việc sử dụng Hồng Kông làm căn cứ để xâm nhập thị trường Trung Quốc là do vùng

lãnh thổ này có cơ sở hạ tầng tài chính và pháp luật rất đầy đủ và đáng tin cậy; mức thuế trung bình ở mức

thấp (15%); dễ dàng thành lập doanh nghiệp và có thể thuê nhân viên và tư vấn người địa phương có kinh

nghiệm, nói tiếng Anh tốt.

3. Học ăn, học nói

Cách thức đàm phán kinh doanh của người Mỹ và người Trung Quốc rất khác nhau. Chào bằng tiếng Hoa

và trao danh thiếp bằng hai tay thể hiện sự bày tỏ lòng kính trọng và chắc chắn ngay sau đó bạn sẽ nhận

được sự tôn kính từ họ.

4. "Người thứ ba"

Nên biết rằng quan hệ marketing quốc tế tại Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung chỉ hiệu quả khi bạn

xây dựng quan hệ và làm việc trực tiếp với đội ngũ nhân viên người bản địa. Hãy sử dụng "trung gian" bởi

đó là điều không thể thiếu khi làm việc với người Trung Quốc, thậm chí ngay cả sau khi bạn đã từng gặp gỡ

đối tác.

5. Có đi, có lại

Các công ty Trung Quốc đang đẩy mạnh xâm nhập thị trường nước ngoài. Nếu bạn ra tay giúp thì khi cần

họ sẽ đáp lại nhiệt tình hơn.

6. Biết "lì xì"

Khi ai đó giới thiệu bạn với đối tác, hãy "cám ơn" họ, và nếu có thể nên kín đáo gửi họ một khoản tiền nhỏ.

Người Trung Quốc có thể xua tay nói không, nhưng bạn đừng thấy thế mà "đóng hầu bao lại". Người Trung

Quốc không nói thẳng như người Mỹ, họ nói thế nhưng không hoàn toàn là thế!

7. Nói đi đôi với làm

Bạn cần biết kiên trì và nhẫn nại thì mới có nhiều khả năng giành thắng lợi. Mặc dù người Trung Quốc có

thể không phản ứng khi bạn tiếp xúc với họ hoặc làm như họ không quan tâm tới những gì bạn chào mời,

song nên nhớ rằng, những hành động nỗ lực thu hút họ chú ý quan trọng hơn rất nhiều những lời mời chào

"suông" của bạn.

8. Đừng tiếc thời gian nhậu

Gặp gỡ đối tác trong bữa trưa hay bữa tối là cơ hội để bạn thấy đừng quá vội vàng mà cần phải chậm bước

khi kinh doanh tại Trung Quốc. Các bữa ăn tại Trung Quốc thường kéo dài hơn thời gian bạn nghĩ. Hãy kiên

nhẫn và linh hoạt. Khoảng thời gian giao tiếp trên bàn ăn chính là sự đầu tư cho hoạt động kinh doanh trong

tương lai của bạn ở xứ sở này.

9. Không phát ngôn bừa bãi

Nhã nhặn và chín chắn là hai điều rất quan trọng. Không người Trung Quốc nào muốn làm ăn, kể cả trên

mạng hoặc trên thực tế, với những người không tôn trọng cách sống và cách kinh doanh của họ. Hãy thận

trọng khi đưa ra những lời bình luận về chính trị. Người Trung Quốc không muốn bày tỏ ý kiến với bạn về

những gì họ nghĩ về chính sách của Chính phủ, trừ khi bạn cực kỳ thân thiết với họ.

10. Chiến thuật số đông

Để có được sự hiện diện và mang lại lợi nhuận cho bạn tại Trung Quốc đòi hỏi phải có những sản phẩm bảo

đảm chất lượng, giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người dân.Và tốt nhất là nên cố gắng khơi gợi người

tiêu dùng ham muốn sử dụng sản phẩm của bạn.

Văn hoá tặng quà trong kinh doanh

Trong một thị trường đa văn hoá và phụ thuộc lẫn nhau của thế kỷ 21 này, sự thành công của các doanh

nhân còn được quyết định bởi kiến thức về những điểm khác biệt giữa các nền văn hóa trong hành động và

tập quán kinh doanh.

Trong một thị trường đa văn hoá và phụ thuộc lẫn nhau của thế kỷ 21 này, sự thành công của các doanh

nhân còn được quyết định bởi kiến thức về những điểm khác biệt giữa các nền văn hóa trong hành động và

tập quán kinh doanh.

Sự thiếu hiểu biết về các văn hoá kinh doanh tại các thị trường khác nhau có thể dẫn tới những hiểu nhầm

hay gây mất lòng đối tác kinh doanh. Những bước tiến vững chắc ra thị trường toàn cầu sẽ không thể thiếu

kiến thức về các tập quán, nghi thức kinh doanh ở từng nền văn hoá cụ thể.

Một phần quan trọng trong kiến thức kinh doanh đa văn hóa - đó là các quy ước, tục lệ tặng quà khác biệt

trên thế giới. Việc hiểu rõ văn hóa tặng quà và các quy ước có liên quan có thể giúp các doanh nhân nước

ngoài xây dựng thành công những mối quan hệ tốt đẹp hơn với các đối tác kinh doanh, đồng nghiệp hay

khách hàng địa phương.

Các quy ước, tục lệ tặng quà đa văn hóa thường liên quan tới những yếu tố chính sau:

- Ai là người nhận quà tặng? Đó là cá nhân, nhóm người hay tổ chức? Địa vị, trạng thái của người nhận quà

là gì?

- Loại quà nào có thể chấp nhận, loại quà nào không thể chấp nhận?

- Những nghi thức, quy tắc nào có liên quan tới việc trao quà và nhận quà?

- Có nên đền đáp lại món quà?

Tại nhiều quốc gia ở Bắc Mỹ hay vương quốc Anh, việc tặng quà là khá hiếm gặp trong thế giới kinh doanh.

Trên thực tế, nó có thể dẫn tới sự hiểu nhầm việc tặng quà như một hành động hối lộ. Tuy nhiên, tại nhiều

quốc gia khác, việc tặng quà và các nghi thức của nó giữ một vị trí trung tâm trong các hoạt động kinh

doanh.

Để nêu bật một vài khía cạnh khác biệt của các văn hoá tặng quà trong kinh doanh, chúng ta sẽ xem xét các

ví dụ cụ thể.

Tục lệ tặng quà tại Trung Quốc

- Đây là một hành động thông thường và mang tính xã giao trong các ngày kỷ niệm, cảm ơn vì đã giúp đỡ

hay thậm chí nhờ cậy giúp đỡ trong tương lai.

- Tuy nhiên, không thể tặng quà nếu không có lý do hợp lý hay không có người chứng kiến.

- Khi một doanh nhân Trung Quốc muốn mua một món quà, sẽ rất bình thường với việc họ sẽ trực tiếp hỏi

người nhận quà thích gì.

- Quà tặng kinh doanh luôn được đền đáp ngược lại. Không thực hiện điều đó có thể là một hành động tồi.

- Khi tặng quà, tuyệt đối đừng đưa tiền mặt.

- Đừng quá căn cơ với lựa chọn quà tặng của bạn bởi nếu vậy bạn sẽ được xem như một 'iron rooster' (gà

trống sắt) - ý muốn nói việc có được một món quà từ bạn cũng như việc nhổ một chiếc lông từ con gà trống

sắt.

- Tuỳ thuộc vào loại quà, hãy tránh việc tặng đơn lẻ một cái gì đó. Người Trung Quốc rất coi trọng sự cân

bằng và hài hoà, vì vậy hãy tặng một đôi.

Tục lệ tặng quà tại Nhật Bản

- Việc tặng quà là một phần trung tâm trong văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản.

- Hãy mang theo nhiều món quà khác nhau trong chuyến đi của bạn để nếu bạn được ai tặng quà, bạn sẽ

có cái để đền đáp lại.

- Văn hoá kinh doanh của người Nhật Bản nhấn mạnh vào hành động của việc tặng quà chứ không phải

bản thân món quà.

- Những món quà đắt tiền là điều bình thường.

- Thời điểm tốt nhất để tặng quà đó là cuối buổi gặp gỡ.

- Món quà cho một cá nhân nên được trao tặng một cách riêng tư.

- Nếu bạn trao quà cho một nhóm người, thời điểm tốt nhất là khi có mặt tất cả mọi người.

- Nghi thức chính xác nhất đó là trao tặng hay đón nhận một món quà bằng cả hai tay.

- Trước khi chấp nhận một món quà, bạn nên lịch sự từ chối một hoặc hai lần.

- Con số bốn hay số chín thường được xem là không may mắn. Việc tặng món quà đi theo cặp là hoàn toàn

có thể.

Tục lệ tặng quà tại Ả Rập Xê Út

- Việc tặng quà chỉ nên được thực hiện với những người thân thiết nhất và mang ý nghĩa tình cảm sâu sắc.

- Món quà nên có chất lượng tốt nhất.

- Đừng bao giờ mua vàng hay lụa như một món quà cho đàn ông.

- Bạc có thể được chấp nhận.

- Luôn trao hay nhận quà với tay phải.

- Người Ả Rập Xê Út rất thích các loại nước hoa, dầu thơm cho quần áo. Phổ biến nhất là sản phẩm 'oud'

có thể có giá đến 1000 bảng Anh/ounce.

- Việc mở gói quà khi nhận quà là không thích hợp.

Trung Quốc, Nhật Bản và Ả Rập Xê Út chỉ là một vài trong số rất nhiều văn hoá tặng quà kinh doanh khác

nhau. Thích hợp nhất, bạn nên tìm hiểu chắc chắn về các nghi thức tặng quà cụ thể tại bất cứ quốc gia nào

bạn có kế hoạch kinh doanh. Có như vậy, bạn sẽ giảm thiểu các hành vi gây hiểu nhầm hay mất lòng, đồng

thời mở rộng cánh cửa dẫn tới thành công.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net