văn hoá kinh doanh 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Văn hoá kinh doanh Việt Nam

Một trong những yếu tố đảm bảo cho sự kinh doanh thành công tại VN là phải hiểu được văn hoá và cách

ứng xử của người bản xứ. Vấn đề này có thể tác động mạnh mẽ đến các quan hệ và hiệu quả kinh doanh

của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, vẫn còn tồn tại một số rào cản phi chính thức đối với hoạt động

đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài tại VN. Đây là những điểm hoàn toàn khác biệt mang tính đặc trưng

của phương đông. Ví dụ: việc gây khó khăn của công chức nhà nước trong việc giải quyết hồ sơ, giấy tờ xin

cấp phép đầu tư. Tuy nhiên, những vấn đề này có thể được giải quyết nhanh chóng thông qua tư vấn SMIC.

Danh thiếp

Mặc dù không thông dụng như ở các nước khác như Nhật bản và Đài Loan nhưng việc trao thẻ danh thiếp

vẫn là một việc rất quan trọng. Lưu ý rằng bạn có thể dễ dàng nhận được danh thiếp của người VN nhưng

điều đó không đảm bảo rằng công ty được in trong danh thiếp là hợp pháp và người có tên trong danh thiếp

đó là đáng tin cậy. Danh thiếp của bạn nên được in bằng cả 2 thứ tiếng (tiếng Việt và tiếng Anh) để tạo cho

bạn sự thuận lợi trong giao tiếp với đối tác VN. Danh thiếp nên được trao và nhận bằng cả hai tay.

Tiếp xúc trong kinh doanh

Mặc dù người VN có thể đồng ý đề nghị tiếp xúc với những người chưa quen biết, nhưng sẽ dễ dàng hơn

nếu lần gặp đầu tiên được giới thiệu từ một nhà đầu tư đã được biết đến tại VN, thông qua bạn bè hoặc một

kênh chính thức nào đó; ví dụ các hiệp hội, các tổ chức tư vấn ....

Ngôn ngữ bóng gió (ngôn ngữ nóng)

Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh trong hầu hết các cuộc tiếp xúc với các công ty có vốn đầu tư nước

ngoài và các tổ chức tư vấn nhưng việc này sẽ không thể thực hiện trong trường hợp tiếp xúc với các quan

chức chính phủ hay các doanh nghiệp nhà nước. Cần chú ý rằng, nhiều người VN có thể giao tiếp và làm

việc bằng tiếng Anh nhưng quá trình giao tiếp cần chậm và súc tích. Khi sử dụng phiên dịch, bạn nên nói

trực tiếp với đối tác và nhìn thẳng vào mắt họ. Nếu có thể, hãy cố gắng sử dụng phiên dịch người Việt Nam.

Tiếp đãi

Người VN rất lịch sự và thường cười để biểu thị sự đồng ý với bạn cho dù trong thực tế họ có thể không

hiểu rõ những gì bạn đã nói. Những nụ cười và những cái gật đầu thường là để biểu thị việc họ hiểu những

gì bạn đang nói mà không phải là những cam kết kinh doanh.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng nên có những tài liệu giao dịch bằng cả tiếng Anh và Tiếng Việt kèm theo danh

thiếp và các sản phẩm cụ thể trong những cuộc đàm phán. Các nhà đầu tư nước ngoài cũng nên đặt lịch

làm việc với các đối tác VN và chuẩn bị các tài liệu liên quan đã được dịch sang tiếng Việt Nam trong cuộc

họp để cả hai bên có thể hiểu rõ những gì muốn thảo luận.

Tiệc tùng có ý nghĩa quan trọng trong làm ăn tại VN. Những bữa ăn tối với các đại lý và nhà phân phối sẽ

giúp phát triển mạng lưới phân phối và làm găn bó thêm mối quan hệ giữa các đối tác VN với nhà đầu tư.

Việc chúc tụng trong các buổi tiệc lớn và hát hò sau bữa tiệc là rất phổ biến. Khi tại bữa tiệc có rượu cognac

hoặc whisky thì mọi người chỉ cùng bắt đầu uống sau những lời chúc tụng. Ly rượu lên được cầm bằng tay

phải và khi chúc thì chúc với người ngồi bên trái. Thông thường những lời chúc tụng là "Trăm phần trăm"

hoặc "chúc sức khoẻ"

Đàm phán - Vấn đề quan trọng nhất trong đàm phán tại VN là phải kiên nhẫn

Để đàm phán thành công thì vấn đề hiểu rõ nền văn hoá VN là một vấn đề hết sức quan trọng. Bạn nên thảo

luận chi tiết về giá cả và phương thức thanh toán trong buổi đàm phán. Người Việt Nam thường thích mua

các mặt hàng nổi tiếng, bền, tốt và kèm theo các dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng.

Không nên cảm thấy nặng nề khi có những phút im lặng trong quá trình đàm phám. Giữ im lặng là rất có ích

nếu phía VN đưa ra những yêu cầu và đề nghị không có căn cứ hoặc không thể đáp ứng. Người VN dễ bị

ảnh hưởng bởi không khí của buổi đàm phán, bạn nên tránh những hành vi bất lịch sự, thô thiển. Người VN

là những con người có tự trọng, vì vậy tỏ thái độ tôn trọng và lịch sự sẽ là cách tốt nhất để đạt được thành

công trong đàm phán.

Tiến trình đàm phán có thể diễn ra chậm vì thường có những giao tiếp xã giao không chính thức trước cuộc

đàm phán. Các quyết định kinh doanh cũng thường không đạt được ngay từ buổi gặp đầu tiên. Nếu bạn

muốn có ngay sự phản hồi của đối tác, hãy gửi những tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt cho đối tác VN

trước khi cuộc họp diễn ra.

Các thoả thuận nên ngắn gọn, dễ hiểu và chính xác. Không nên bỏ quá nhiều thời gian vào việc mặc cả

những vấn đề nhỏ và quá chi tiết. Bạn nên sử dụng các chuyên gia tư vấn pháp luật trong quá trình đàm

phán đặc biệt nếu nội dung đàm phán có liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

Để tránh sự hiểu nhầm, cần yêu cầu người phiên dịch của bạn xem lại các tài liệu để đảm bảo rằng các bên

có cùng một loại tài liệu với những nội dung giống nhau.

Nếu có bất kỳ sự nghi ngờ nào về thẩm quyền đàm phán của phía đối tác Việt Nam, hãy yêu cầu đối tác

xuất trình giấy uỷ quyền có chữ ký và được đóng dấu của giám đốc công ty là người có thẩm quyền tham

gia đàm phán.

Hãy thận trọng đối với các thoả thuận bằng miệng vì nó có thể bị thay đổi thậm chí cả trong trường hợp bên

VN và bên nước ngoài đã có những thoả thuận mang tính nguyên tắc. Bên VN có thể yêu cầu đàm phán lại

nếu họ cho rằng các điều kiện trước đó đã thay đổi hoặc có thể yêu cầu đàm phán thêm về một số vấn đề

khác.

Thư từ giao dịch

Phí giao dịch bằng điện thoại ở Việt Nam là tương đối cao so với khu vực và thế giới. Vì vậy, các công ty VN

thường mong muốn đối tác nước ngoài gọi cho họ. Các thư từ giao dịch thường được gửi thông qua fax.

Các thư từ giao dịch với Chính phủ, các Bộ, Ngành của VN nên được viết bằng Tiếng Việt.

Quà tặng

Tặng quà cho nhau là thói quen trong hoạt động kinh doanh tại VN. Quà tặng thường được sử dụng vào

cuối mỗi buổi gặp và chỉ cần những món quà nhỏ cho buổi gặp là đủ. Ví dụ: cà vạt, biểu tượng của công ty

hay sách....Ngưòi VN có thói quen hỏi tuổi của người nói chuyện với mình để biết nguời đó lớn tuổi hơn hay

ít tuổi hơn họ từ đó có cách xưng hộ phù hợp.

Giới tính trong biểu lộ tình cảm

Theo phong tục Việt Nam, người cùng giới có thể nắm tay nhau hoặc cầm tay nhau đi dạo. Nhưng người

khác giới thì không được phép làm vậy, ngay cả các cặp vợ chồng cũng hạn chế bày tỏ tình cảm với nhau

nơi công cộng.

Ăn mặc

Người Việt Nam coi trọng cách ăn mặc gọn gàng. Vào mỗi kỳ nghỉ, họ có thể trưng diện hơn một chút. Phụ

nữ ăn mặc kín đáo dễ gây thiện cảm với người khác.

Khác phương Tây, ở Việt Nam có thể đưa ra những nhận xét về cách ăn mặc, cân nặng của bạn mà không

sợ mếch lòng.

Các giá trị gia đình

Cuộc sống riêng tư cũng là đề tài được phép bàn luận. Việt Nam theo triết lý đạo Khổng lấy gia đình và các

mối quan hệ làm trung tâm. Vì vậy, đừng ngạc nhiên khi vừa mới gặp, người Việt Nam sẽ hỏi về gia cảnh và

con cái. Tốt nhất hãy trả lời "chưa" chứ không nói "không" vì từ đó bị hiểu là "không bao giờ" và như thế

nghĩa là lập dị.

Cách xưng hô

Với văn hoá phương Tây có xu hướng đề cao tuổi xuân thì xã hội Việt Nam lại tôn trọng người già. Xác định

tuổi chính là để có cách xưng hô hợp lý. Khi gọi tên một ai đó, nên chú ý thêm vào đằng trước những từ

"anh", "chị", "em", "chú", "cô", "bác"... tuỳ theo giới tính và lứa tuổi.

Tiền bạc

Đừng bất ngờ khi người Việt thường có một số câu hỏi như "Một tháng bạn kiếm được bao nhiêu tiền?",

"Bạn mua đôi giày này bao nhiêu?" v.v...một vài câu chào nghe có vẻ tò mò chẳng hạn "Anh/chị đi đâu

đấy?", "Ăn cơm chưa?" thật ra tương đương với câu "Anh/chị khoẻ không?" trong ngôn ngữ phương Tây và

không ai chờ đợi một câu trả lời cụ thể. Đó là thể hiện sự quan tâm tới người khác theo truyền thống của

Việt Nam.

Cảm ơn và xin lỗi

Người Việt Nam không có nếp quen cảm ơn và xin lỗi bằng lời nói mà đôi khi bằng một nụ cười. Ở nông

thôn, trong giao tiếp, lời cảm ơn của bạn dễ bị coi là quá khách sáo.

Xếp hàng

Còn một điểm nữa là xếp hàng. Trừ ở sân bay hay trong các văn phòng cơ quan Nhà nước, ở những nơi

công cộng, nếu không đông lắm, hãy tuỳ từng hoàn cảnh cụ thể mà có cách giải quyết phù hợp.

KHÁC BIỆT VĂN HÓA TRONG CÔNG CUỘC LÀM ĂN KINH TẾ TẠI VIỆT NAM

Nguyễn Vạn Phú

LTS - Ðụng chạm đến văn hóa là chạm đến những nơi sâu kín bên trong mỗi con người nên dễ gây dị ứng.

Ngay cả khi tự nhủ mình chỉ đang ghi lại cảm nhận của những người nước ngoài về tính cách làm việc của

người Việt Nam, đôi lúc chúng tôi cũng thấy muốn có phản ứng tranh luận trước những nhận xét quá thẳng

thắn.

Ðây là đoạn mở đầu cho bài báo đăng tải trên tờ Sài Gòn Kinh Tế Thời báo trong số ra cuối tháng Ba. Bài

báo có những ý kiến chủ quan, nhưng ít ra cũng cho thấy giới chuyên viên ở Việt Nam suy nghĩ như thế nào

trước những lời chỉ trích cho rằng người Việt Nam ở trong nước thường thiếu những suy nghĩ trực tiếp và

thực tế trong việc giải quyết vấn đề làm ăn với người nước ngoài.

* Ðiều quan trọng cần phải xác định ngay từ đầu là không có tính cách văn hóa tốt hay xấu; đại kỵ hơn nữa

là dùng chuẩn mực văn hóa của mình để phán xét văn hóa nước khác. Nhưng trong giao dịch làm ăn với

bên ngoài, bên cạnh việc tìm hiểu đặc trưng văn hóa của đối tác để ứng xử đúng cách, cũng rất cần biết

người nước ngoài cảm nhận thế nào về phong cách làm ăn của doanh nhân nước ta như cổ nhân từng nói

- biết người, biết ta... Thật ra, cho đến nay, chưa thấy một công trình nghiên cứu khoa học nào về tính cách

văn hóa kinh doanh của Việt Nam - mà chỉ có những nhận xét rải rác đây đó, những lần tiếp xúc về chủ đề

này với những người nước ngoài từng làm ăn, sinh sống lâu năm, và một số bài viết của các nhà nghiên

cứu văn hóa nước ngoài.

Nhận xét đầu tiên của họ là người Việt Nam thường thích làm hài lòng người khác, nhất là khách từ phương

xa đến. Và thế là có chuyện. Ðiển hình là cách trả lời khẳng định "Vâng", "Có", "Chuyện nhỏ" cho mọi câu

hỏi mặc dù thâm tâm người trả lời chỉ muốn xác định họ hiểu vấn đề nêu ra. "Ông có chắc chuyến hàng này

sẽ giao đúng hạn vào tháng tới?". Người trả lời đáp: "Vâng"; để thiết lập mối hài hòa giữa hai đối tác với

nhau nhưng trong bụng liền nghĩ tới hàng loạt chuyện phải giải quyết để đúng hẹn. Người nước khác sẽ nêu

điều kiện trước, giải quyết xong mới nói "Vâng"; người Việt nói "Vâng" trước rồi mọi chuyện từ từ tính sau.

Ngay cả ngôn ngữ cũng phản ánh sự khác biệt này. Có ai hỏi: "Anh chưa ăn cơm tối à?", người Việt sẽ trả

lời: "Vâng, tôi chưa ăn tối". Người Anh sẽ nói: "Chưa, tôi chưa ăn tối". Tâm lý muốn tìm sự đồng tình như thế

nhiều lúc gây ra hiểu lầm không đáng có.

Người nước ngoài cũng thường ngạc nhiên về tính thiếu rõ ràng trong trách nhiệm giải quyết công việc, nhất

là ở các công ty quốc doanh hay các cơ quan nhà nước. Họ thường bị "chuyền" từ phòng ban này sang

phòng ban khác và không ai đứng ra nhận lãnh trách nhiệm giải quyết một sự vụ cụ thể nào đó. Ở đây, nếu

loại trừ yếu tố bộ máy quan liêu, vẫn còn tính cách văn hóa muốn có sự đồng thuận trong tập thể, không ai

muốn "chơi trội" cả.

Trong các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, người quản lý đến từ các nước phương Tây thường nhận xét

nhân viên của họ có cách ứng xử rất lạ khi gặp vấn đề nan giải. Thay vì đến gặp người quản lý để cùng tìm

cách giải quyết, họ thường tự mình xoay xở và hậu quả là làm chậm công việc, hiệu quả thấp. Họ ít khi nói

thẳng vì không muốn làm mất lòng người khác. Họ có tâm lý tôn trọng quyền lực cao nên dễ bị căng thẳng

mỗi khi quan hệ với cấp trên không như ý muốn. Người phương Tây tách bạch quan hệ công việc với quan

hệ cá nhân. Họ có thể vừa khiển trách nặng lời một nhân viên trong giờ làm việc nhưng vẫn vui vẻ chuyện

trò khi gặp lại ở một nơi nào đó bên ngoài công ty. Nhưng người Việt gắn kết hai mối quan hệ này làm một -

và thường phải "tiêu tốn thời gian" để xây dựng quan hệ.

Tiến sĩ Paul Pilavachi, giảng viên Học Viện Quản Trị Kinh Doanh (UBI, Bỉ), trong buổi nói chuyện tại Saigon

Times Club vào tuần trước đã đưa ra các khía cạnh văn hóa do nhà nghiên cứu người Hà Lan, Hofstede,

phát hiện nhằm khái quát hóa những khác biệt trong tính cách văn hóa của các nước. Các khía cạnh phổ

biến nhất gồm tâm lý tôn trọng quyền lực, tâm lý cá nhân/ tập thể, tâm lý tránh sự bất định. Sự khác biệt

giữa người dân các nước là do mức độ cao thấp của các dạng tâm lý này.

Ðiều đáng ngạc nhiên là người Việt Nam, được cho là có tâm lý tập thể cao, nhưng ít thành công hơn trong

những dự án có nhiều người làm chung so với người Mỹ chẳng hạn, một dân tộc ai nấy đều đồng ý là có

tính cá nhân rất cao. Ông Pilavachi đưa ra một giải thích - rằng người có tâm lý tập thể cao khi bắt tay làm

chung nhóm thì mục tiêu đầu tiên là tạo ra sự đồng thuận của nhóm, xây dựng quan hệ hài hòa giữa mọi

thành viên trước. Quá trình này sẽ làm chậm công việc của nhóm, và đôi lúc mục tiêu ban đầu bị quên lãng.

Còn người có tâm lý cá nhân, dù làm chung, mục tiêu cao nhất của họ là hoàn thành công việc của nhóm,

quan hệ giữa những người trong nhóm là chuyện thứ yếu.

Nếu chúng ta đôi khi nhận xét người Mỹ tâm lý cá nhân cao quá, cái tôi của họ lớn quá, thì cũng đừng ngạc

nhiên nếu biết họ nhận xét người Việt sao mà ít chịu nói thẳng, cứ vòng vo bên ngoài chứ không chịu nhìn

thẳng vào vấn đề cần giải quyết. Có đúng là đôi lúc chúng ta không bị thuyết phục bởi lô gích rất chặt chẽ

của một đối tác đến từ Mỹ vì thâm tâm tự nhủ, sự đời không đơn giản như thế, có nói thì họ cũng không

hiểu, thôi đành gật gật cho qua.

Trong thương thảo hợp đồng, người Việt thường tin vào cảm nhận của mình đối với đối tác, thường nghĩ

đến những nét lớn của thương vụ chứ không chú ý nhiều đến các tiểu tiết. Người nước ngoài, ngược lại, rất

sòng phẳng khi đem theo luật sư đến bàn đàm phán dù trước đó đã có quan hệ tốt với đối tác. Cách làm

này thường gây sốc và tạo cảm giác thiếu tin cậy từ phía chúng ta. Còn trong hội nghị, hội thảo, người Việt

thường giữ im lặng dù chưa hiểu, hay chưa đồng tình. Thái độ này xuất phát từ tâm lý không muốn đối đầu,

hay không muốn đặt mình vào tình thế khó xử, dễ mất mặt.

Nhận xét về tính cách văn hóa lúc nào cũng mang tính chủ quan và phần lớn dựa vào khuôn mẫu định kiến.

Bản sắc văn hóa không dễ và không việc gì phải thay đổi nhưng biểu hiện bề ngoài của thái độ văn hóa lại

dễ điều chỉnh để thích nghi với từng hoàn cảnh - với mục tiêu làm ăn thành công trên thương trường quốc

tế. Chuyện duy trì bản sắc văn hóa trước cơn lốc toàn cầu hóa lại là một đề tài khác, xin hẹn một dịp khác.

Văn hoá Việt Nam

Văn hoá Việt Nam khá ôn hoà. Chúng ta không quá khắt khe về tôn giáo như người Trung Đông, không có

kỷ luật để khép mình vào tập thể như người Nhật Bản, không quá lệ thuộc vào gia đình, dòng họ như người

Italia, không tự hào về chủng tộc như người Hoa... Tính chất này giúp con người Việt Nam có tính khoan

dung, mềm dẻo, dễ hoà đồng, nhưng cũng làm chúng ta dễ chao đảo, không có điểm tựa vững chắc về tinh

thần. Số liệu điều tra cho thấy, phần lớn doanh nhân Việt Nam kinh doanh không bắt nguồn từ truyền thống

gia đình, lại xuất thân từ những gia đình nghèo, không được đào tạo cơ bản, nên có nhiều hạn chế về kiến

thức và trình độ. Thực tế này cộng với nền tảng tinh thần không ổn định đã làm nhiều doanh nhân có tham

vọng không giới hạn trong việc làm giàu và tích luỹ tư bản. Những vụ án kinh tế gần đây như Lã Thị Kim

Oanh, Nguyễn Thị Bé Tư, vụ công ty Đông Nam Associates..., đã cho thấy khi quyền lực, cơ hội được đặt

vào tay những con người hạn chế về trình độ và tư cách đạo đức, thì có thể làm nảy sinh những tham vọng

tội lỗi vô hạn đến như thế nào. Đành rằng, trong kinh doanh, lợi nhuận là mục đích chính, nhưng việc mưu

cầu lợi nhuận đến mức bất chấp đạo lý, luật pháp, quá táo tợn như vậy quả là một tiếng chuông cảnh báo

về tình trạng VHKD của Việt Nam.

Xuất thân từ nền kinh tế tiểu nông, con người Việt Nam thường có tầm nhìn thấp, ngắn hạn, hay thay đổi và

muốn đi đường tắt, thay vì kiên nhẫn chờ đợi kết quả lâu dài. Vì vậy, theo nhiều nhà nghiên cứu nước

ngoài, bối cảnh và môi trường kinh tế Việt Nam thuộc loại "xã hội thiếu chữ tín" (low trust society). Trong bối

cảnh kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ được mở rộng, điểm yếu này càng có nguy cơ bộc lộ rõ ràng,

thể hiện ở tầm vĩ mô là việc các chính sách của Chính phủ thường hay thay đổi, và khi thay đổi lại không

cần tính đến quyền lợi của những người có liên quan. Còn ở tầm vi mô, theo nhiều nhà kinh doanh nước

ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để khước

từ việc thực hiện cam kết, gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài. Chừng nào các

nhà quản lý và doanh nhân Việt Nam còn chưa nhận ra tầm quan trọng của chữ tín trong mọi mối quan hệ,

thì chúng ta còn khó lấy được niềm tin của đối tác. Thậm chí, về lâu dài, sẽ có ảnh hưởng xấu đến hình ảnh

của Việt Nam trên thị trường thế giới.

Một số người Việt Nam không có bản lĩnh "văn hoá" vững vàng, sa vào trạng thái choáng ngợp trước những

thành tựu kinh tế của phương Tây, trở nên sùng ngoại quá đáng, phủ nhận tất cả những giá trị cổ truyền của

dân tộc. Những người này phần đông là giới thanh niên làm việc cho các công ty nước ngoài và những

người kinh doanh bằng viện trợ của thân nhân từ nước ngoài gửi về. Việc đánh mất bản sắc văn hoá dân

tộc mình đã làm họ rập theo khuôn mẫu phương Tây trong mọi hành vi. Thật ra, văn hoá không phải là "đồ

ăn nhanh", để có thể học theo trong một sớm một chiều, mà cần trải qua nhiều thế hệ. Văn hoá cũng giống

như tảng băng trôi, mà một người từ nền văn hoá khác chỉ có thể nhận biết được phần nổi (phần nhỏ nhất),

chứ chưa thể ý thức được phần chìm dưới nước (phần quyết định), được tích tụ qua nhiều thế hệ và đã ăn

sâu vào ý thức hệ của mỗi thành viên trong nền văn hoá đó. Chính vì vậy, việc bắt chước thiếu chọn lọc của

một nhóm doanh nhân Việt Nam chỉ làm nghèo đi đời sống tinh thần của họ và làm yếu đi bản sắc dân tộc

trong VHKD Việt Nam. Sự sùng ngoại quá đáng đó còn làm giảm sút uy tín của doanh nhân Việt Nam trong

con mắt của những đối tác nước ngoài, vì họ đã từ bỏ bản chất thật của mình để trở thành đồ giả trong con

mắt người ngoại quốc.

Một số khác, trong đó có cả các nhà quản lý, vẫn giữ tư tưởng bảo thủ, hoặc vì không có điều kiện, hay vì

không muốn thay đổi, nên đã trở thành lạc hậu với bên ngoài. Thiếu những kiến thức và kỹ năng cần thiết

trong thời kỳ đổi mới, họ dễ bị thua lỗ, bộc lộ nhiều sai sót trong kinh doanh với các đối tác nước ngoài.

Những người này, đã góp phần làm VHKD Việt Nam kém năng động, chậm hoà đồng trong tiến trình hội

nhập, ảnh hưởng đến hình ảnh Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Văn hóa kinh doanh tại thị trường Nhật

Giờ làm việc:

Tuần làm việc từ Thứ Hai đến Thứ Sáu. Sáng từ 9h00' - 12h00', chiều từ 1h00' - 5h00'. Nghỉ trưa 1

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net