Cap song sat quan quyen

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÔNG NGHỆ THỦY TINH XÂY DỰNG

Câu 1

: Hãy phân tích các tính chất của thủy tinh tấm cần đạt theo yêu cẩu sử dụng?

Câu 2

: Hãy nêu cơ chế khử màu và cơ chế làm trong thủy tinh khi nấu thủy tinh? Lấy thí dụ minh họa.

Câu 3

: Hãy nêu các giai đoạn chính khi nấu thủy tinh. Biện pháp nâng cao hiệu quả quá trình nấu thủy tinh?

Câu 4

: Hãy nêu các kết cấu chính của lò bể nấu thủy tinh hoạt động liên tục?

Câu 5

: Hãy trình bày các giai đoạn công nghệ trong quá trình nấu thủy tinh trong lò bể?

Câu 6

: Hãy nêu nguyên lý tạo hình tấm thủy tinh theo phương pháp nổi?

Câu 7

: Các bước thực hiện việc thiết kế phối liệu thủy tinh?

Câu 8

: Trình bày quy trình đưa lò bể nấu vào hoạt động?

Câu 9

: Những điểm khác biệt khi làm nguội thủy tinh tấm từ 1200oC đến 600oC ở  trong bể tạo hình nổi và trong các dây chuyền kéo?

Câu 10

:  Phân tích vai trò của nhóm nguyên liệu chính và phụ trong sự tạo thành thủy tinh khi nấu?

Câu 11

: Hãy nêu các phương án thiết kế phân xưởng định lượng và trộn phối liệu thủy tinh?

Câu 12

: Trình bày nguyên lý thiết kế chế độ ủ và làm nguội thủy tinh tấm?

Câu 13

: Các thiết bị chính trong dây chuyền sản xuất kính tấm theo phương pháp nổi?

Câu 14

: Phân tích vai trò của các nhóm nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thủy tinh?

Câu 15

: Hãy nêu điểm giống và khác nhau trong phương pháp tạo hình thủy tinh tấm theo phương pháp kéo thẳng đứng có thuyền và không có thuyền?

Câu 16

: Quá trình nấu chảy thủy tinh dùng năng lượng diện khác với quá trình nấu chảy thủy tinh bằng nhiệt ngọn lửa như thế nào?

Câu 17

: Trình bày phương pháp cán sử dụng trong sản xuất thủy tinh tấm. Lĩnh vực ứng dụng?

Câu 18

: Hãy nêu hóa học của quá trình làm trong thủy tinh nấu chảy?

Câu 19

: Trình bày các phản ứng khi đốt nóng phối liệu thủy tinh chứa chất tạo màu và chất làm mờ?

Câu 20

: Trình bày quá trình làm đồng nhất thủy tinh trong công nghệ nấu thủy tinh?

Câu 21

: Chế độ nhiệt quá trình nấu thủy tinh trong lò bể hoạt động liên tục?

Câu 22

: Trình bày thiết bị tích và hoàn nhiệt, quy trình vận hành?

Câu 23

: Chế độ ủ và làm nguội dải kính trong phương pháp kéo thẳng đứng?

Câu 24

: Trình bày phương pháp tạo hình thủy tinh tấm “kéo thẳng đứng nằm ngang”?

Câu 25

: Trình bày quá tình ủ các cấu kiện thủy tinh?

Câu 26

: Trình bày kết cấu của bể thiếc và các thông số công nghệ?

Câu 27

: Trình bày các hạng mục công trình cần thiết kế khi đầu tư một nhà máy sản xuất kính tấm xây dựng?

Câu 28

: Công gnhệ sản xuất các loại kính tấm an toàn, nêu thí dụ?

Câu 29

: Các tính chất của thủy tinh ở  trạng thái rắn?

Câu 1: Các tính chất của thủy tinh tấm theo yêu cầu sử dụng

?

a. Tính chất cơ học

-Tỷ trọng của thủy tinh

          Là đại lượng vật lý

qu

an trọng nó có ảnh hưởng đến tính chất quang, tính chất nhiệt, và các tính chất khác của thủy tinh. Tỷ trọng của thủy tinh được xác định bằng khối lượng riêng và khối lượng thể tích riêng.

K

hối lượng riêng của thủy tinh tấm phụ thuộc vào thành phần hoá của chúng và trạng thái của thủy tinh. Tỷ trọng của TT cũng có thể xác định bằng phương phá

nổi hoặc phương pháp cân thủy tĩnh. Tỷ trọng của thủy tinh giảm theo nhiệt độ do độ dãn nở nhiệt của chúng. Các oxyt tạo thành thủy tinh có thể sắp xếp trong dãy sau theo mức độ ảnh hưởng giảm dần của chúng đến tỷ trọng của thủy tinh:

CaO>MgO>Na2O>Al2O3>SiO2

-Môđun đàn hồi (E)

          Tính đàn hồi của vật liệu là khả năng của chúng có thể tự trở lại hình dạng ban đầu của mình sau khi trai

qu

a sự biến dạng đàn hồi.

T

ính đàn hồi có thể đo bằng mô đun đàn hồi hoặc hệ số đàn hồi.

T

ính đàn hồi của thủy tính có ý nghĩa to lớn qua đó có thể đoán được các tính chất nhiệt lý, tính chất cơ lý của thủy tinh cũng như chế độ gia nhiệt, ủ và tôi chúng. Mô đun đàn hồi của thủy tinh nằm trong khoảng 480-830 MPa thấp hơn so với thép và cao hơn so với chì. Khi tăng thành phần của B2O3, Al2O3, CaO thay cho SiO2 thì mô đun đàn hồi tăng, khi tăng nhiệt độ thì mô đun đàn hồi giảm. thông thường mô đun đàn hồi đc xác định phụ thuộc vào độ võng của thanh thủy tinh theo công thức sau:

E= P*l^3/4Fba^3

Ngoài ra mô đun đàn hồi của thủy tinh cũng đc xác định theo nguyên tắc cộng tính trên cơ sở biết thành phần hóa học của thủy tinh và các hệ số tính toán đàn hồi cảu các oxyt trong thủy tinh.

-Độ bền kéo, nén, uốn:

          Độ bền kéo, nén, uốn là các tính chất rất wan trọng của thủy tinh vì thông wa chúng có thể xác đinh đc lĩnh vực sử dụng của thủy tinh. Độ bền nén 5-20 Mpa, kéo 0,35-1Mpa. Độ bền kéo và nén của tt thấp hơn so với độ bền nén từ 10-15 lần. độ bền của tt bé nhất ở 200 độ. Một trong những nguyên nhân của cường độ kéo và uốn của thủy tinh là tồn tại trên bề mặt của thủy tinh các dạng khác nhau của khuyết tật macro và micro. Sự tác động của ngoài lực lâu dài lên thủy tinh sẽ làm giảm cường độ của chúng.

-Độ dòn(D1)

          Là t/c của vl bị phá hủy tức thời khi có tđ của lực va đập.

                   D1=Rn.V/R

Với: Rn: tổng cộng của các lần rơi va đập của quả bi thép cần sd để đập vỡ mẫu          R=∑Ph.

          P: khối lượng quả bi

          h:chiều cao rơi

          Rn:cường độ nén của thủy tinh

          V:thể tích của mẫu

b. Các tính chất nhiệt

-Nhiệt dung riêng (C, J/kg.0C)

          Là lượng nhiệt cần thiết để đốt nóng một đơn vị khối lượng thủy tinh lên 10C.

Thủy tinh công nghiệp C=300÷1100 J/kg.0C

Thủy tinh tấm C=838÷860 J/kg.0C.

-Độ dẫn nhiệt.

          Được đtr bởi hệ số dẫn nhiệt λ. Hệ số dẫn nhiệt λ là lượng nhiệt trong 1 dvi tgian đi qua 2 bề mặt đối diện nhau của 1 cm3 thủy tinh khi hiệu nhiệt độ giữa các bề mặt là 10C.

          Thủy tinh tấm trong khoảng t0=0÷1000C có λ=0,87÷0,93 W/m. 0C/

-Hệ số dãn nở nhiệt

          Sự nở của TT khi đốt nóng đc biểu thị bằng tỷ số giữa độ dãn dài của mẫu khi đốt nóng lên 10C và chiều dài ban đầu của mẫu:

                   a=∆l/l. ∆t

          α-hệ số dãn nở nhiệt theo chiều dài. Tương ứng hệ số dãn nở nhiệt theo thể tích β:   β≈3 α.

-Độ bền nhiệt(∆t)

          Là knang của TT chống lại sự thay đổi lớn của nhiệt độ:

                   ∆t=0,75Rk.R/ α.E

Trong đó: Rk:cường độ kéo

                 α  : Hệ số dãn nở nhiệt

                  E: modun đàn hồi

                 R : hằng số nhận từ 1,1÷1,2

c. Các tính chất điện.

-Độ thấm điện:

          Độ thấm điện của TT ở nhiệt độ bt không đáng kể, có thể sd TT làm VL cách điện. khi tăng nhiệt độ lên thì độ dẫn điện tăng.

-Độ dẫn điện bề mặt:

          Độ dẫn điện bề mặt của TT xh khi các kết cấu TT txuc với ẩm ở môi trường theo bề mặt.

-Độ thấm điện môi:

          Là đại lượng không thứ nguyên nó chỉ cho thấy thể tích tụ điện giữa hai điện cực là TT lớn hơn bnhiu lần thì tụ điện giữa 2 điện cực của nó là chân không. Có giá trị từ 3,8(TT thạch anh) đến 1,6(TT có hàm lượng chì cao)

          Độ thấm điện môi cần lưu ý khi thiết kế cấp phối TT cho các tbi chân không.

-Tổn thất điện môi:

          Khi sd TT làm các tấm đệm giữa các điện cực của tụ điện, 1 phần năng lượng điện dẫn bị các tấm hấp thụ và sự hấp thụ này tạo ra tổn thất điện môi.

-Độ bền điện môi:

          Là khả năng của TT chịu tđ của điện thế cao không bị phá hủy hoặc giảm tính chất điện môi của mình. Đc đặc trưng bởi tỷ số của hiệu điện thế đánh thủng mẫu thử với chiều dày mẫu thử.

d. Các t/c quang học

-Hệ số khúc xạ(n).

          Tỷ số sin α tạo bởi tia sang tới và phương thẳng đứng của 2 môi trường gọi là hệ số khúc xạ n. n phụ thuộc vào chiều dài bước song ánh sang λ.

          Hệ số khúc xạ của TT tăng khi tăng t0 và gần với vùng nhiệt độ hóa mềm chúng có sự thay đổi đột biến có mối quan hệ với các biến đổi cấu trúc trong TT.

-Sự tán sắc a/sang

          Độ tán sác a/s đc xđ bằng hiệu các thong số kxa tương ứng với các chiều dài song.

          Độ tán sắc trung bình bằng nF-nC, còn độ tán sắc riêng bằng nD-nC và nF- nD

          Hệ số tán sắc V:

                             V=(nD-1)/( nF-nC)

-Hệ số cho qua ánh sáng:

          Đc đặc trưng bởi cường độ dòng a/s đi qua mẫu TT với cường độ dòng a/s đi vào mẫu, thường xuyên  <1. Bởi vì 1 phần dòng a/s đã phản lại từ bề mặt và 1 phần kính đã hấp thụ vào. Hệ số phản chiếu a/s đi từ biên giới phân cách kk TT phụ thuộc vào hệ số kxa của TT. Mlh:

                   K=(nD-1)2/( nD+1)2

-Khúc xạ tia lưỡng chiết.

          Kxa xra trong TT dưới tđ của ngoại lực hoặc khi có trong chúng các  US dư do tôi hoặc ủ không đạt yêu cầu.

          Giá trị US trong TT kxa lưỡng chiết theo CT:

                   ∆=Kd(σy-σx)

e.Tính bền hóa

          Tính bền hóa của TT chống lại moi trường xâm thực có ý nghĩa chủ yếu để giữ đảm bảo chất lượng bề mặt chúng trong đk vận chuyển và bảo quản.

          Độ bền hóa của TT thay đổi lớn khi nhiệt độ thay đổi: khi tăng nhiệt độ lên cứ 10C tốc độ phá hoại của TT tăng lên 15÷30%.

Câu 2:Cơ chế khử màu và làm trong thủy tinh khi nấu

          -Chất làm trong thủy tinh:loại bỏ các bọt khí trong thủy tinh,người ta đưa vào thành phần thuy tinh các chất có khả năng loại dc các bọt khí đó.Cơ chế làm trong thủy tinh:các chất làm trong đưa vào tạo ra các khí khác có bọt khí tương đối lớn nổi lên bề mặt kéo theo các bọt khí khác bay lên.VD:A­s2O3 có

=3,7g/cm3 còn thủy tinh là 2,5 nên khi cho chúng vào thủy tinh đã nấu chảy,chúng dễ dang chìm xuống đáy nồi tạo ra hơi.Số hơi tạo thành nổi lên trên bề mặt dưới dạng các bọt khí lớn.Khi dịch chuyển trong thủy tinh đã nấu chảy sẽ kéo theo các bọt khí nhỏ thoát lên trên bề mặt.

          -Chất khử màu:cho vào thủy tinh nhằm tác dụng với các chất nằm trong thủy tinh để tạo ra các chất khác có màu không có hại.Cơ chế:Dùng phương pháp hóa học và phương pháp vật lí để khử màu cho thủy tinh.

           Phương pháp hóa học:oxit sắt III có thể đưa sang oxit sắt II có tính nhuộm màu nhạt hơn.

           Phương pháp vật lí:khử màu dựa trên cơ sở cho vào phối liệu phụ gia nhuộm màu hỗ hợp thủy tinh chuyển sang màu xanh.

Độ trong của thuỷ tinh trong trường hợp này giảm. Các chất khử màu thường sử dụng là MeO2, Selen, NiO, Co2O3 v.v.

Câu 3: hãy nêu các giai đoạn chính khi nấu thủy tinh, biện pháp nâng cao hiệu quả qua trình nấu thủy tinh?

TL:

* quá trình nấu thủy tinh gồm 5 gd:

1.hình thành hợp chất silicat

2.hình thành chất nấu thủy tinh

3.sự làm trong phối liệu

4.làm đồng nhất hóa chất thủy tinh                                             

5.đông đặc và làm nguội

  Giữa các giai đoạn ko có sự xác định giới hạn về nhiệt độ rõ rang.tất cả các giai đoạn phụ thuộc vào nhau chuyển từ giai đoạn này sang giai đoạn khác  trong khối chất thủy tinh.vì vậy quá trình nấu chất thủy tinh,sự đồng nhất về thành phần hóa của chúng rất quan trọng,mặt khác mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng để nhận biết và điều chỉnh.

1.1.giai đoạn hình thành hợp chất silicat:

Giai đoạn hình thành hợp chất silicat diễn ra các quá trình sau:

-)bay hơi ẩm từ phối liệu.

-)phân ly trực tiếp cacbonat,sunfat hình thành muối kép.

-)sự tác động của các thành phần cacbonat,sunfat vào muối kép cùng với cấu tử silic hình thành hợp chất silicat ở pha rắn.

1.2.giai đoạn hình thành chất thủy tinh.

Là giai đoạn kế tiếp của giai đoạn hình thành hợp chất silicat đc đặc trưng bằng sự hòa tan các hạt quắc trong trong chất silicat từ giai đoạn trc;bằng sự đồng đều về nồng độ các hợp chất silicat khác nhau tùy khu vực riêng của chất nóng chảy.

ở cuối giai đoạn hình thành chất thủy tinh nhiệt độ > hơn 1100-1200C và chất thủy  tinh trở nên trong suốt,trog thành phần của nó ko chứa các chất ko nóng chảy.

quá trình hình thành hợp chất thủy tinh xảy ra chậm và kéo dài hơn so với quá trình hình thành hợp chất silicat,chiếm 60-70% thời gian nấu phối liệu trong lò.

1.3.giai đoạn làm trong phối liệu.

Giai đoạn này thủy tinh đc làm trong,đặc trưng bằng sự tách ra các pha khí từ chất nóng chảy;làm bão hòa chất thủy tinh sau khi nấu ở nhiệt độ lớn nhất 1560-1600C.

Cuối giai đoạn này chất thủy tinh đc làm trong và tách ra 1 lg lớn tạp chất khí,các bọt khí có kích thước khác nhau,các bọt khí ở trạng thái hòa tan như CO2,SO2,O2,N2.lúc đầu áp lực khí hòa tan trong chất thủy tinh ở nhiệt độ nấu lớn nhất đc tách ra bằng cách khuêch tán tới bề mặt nóng chảy,tách vào môi trg của lò nấu.

1.4.giai đoạn đồng nhất hóa.

Bọt khí tách ra,chất nóng chảy silicat tiếp xúc với nhau tuy nhiên các chất này có thành phần khác nhua,nhiệt độ nóng chảy khác nhau nên độ nhớt khác nhau vì vậy để chất thủy tinh có đc thành phần đồng nhất thì cần đồng nhất hóa về mặt hóa học,nhiệt độ và độ nhớt.

quá trình này đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng tấm thủy tinh đặc biệt với pp tạo hình kéo.quá trình đống nhất chất thủy tinh xảy ra đồng thời quá trình hình thành chất thủy tinh.

1.5.giai đoạn làm nguội,đông tụ

.

Để có thể tiến hành tạo hình sản phẩm thủy tinh tấm cần phải làm nguội để đông tụ chất thủy tinh đến độ nhớt làm việc:làm đông tụ chất nóng chảy từ trạng thái lỏng sang trạng thái dẻo.để tăng cường quá trình làm nguội chất thủy tinh thì ở trong lò bể đặt các vật chắn mục đích tạo ra dòng đối lưu cũng như để tiến hành làm đồng nhất về độ nhớt và tăng sự truyền nhiệt,giảm nhiêtk của chất nóng chảy thủy tinh.

Câu 4: Nêu các kết cấu chính của lò bể nấu thủy tinh hoạt động liên tục.

Phòng lò

 Phòng lò bao gồm bể nấu (vùng nấu và khử bọt-vùng làm trong), bể gia công (vùng keo tụ và gia công) và khoảng không khí nằm trên bể. Trong bể của bể nấu hoạt động liên tục phân ra các vùng công nghệ: nấu, làm trong, keo tụ và gia công, chúng nằm thứ tự sát nhau trên các đoạn khác nhau dọc theo chiều dài lò. Một phần bể trong đó chứa vùng nấu và làm trong gọi là vùng nấu hay vùng cấp nhiệt, còn phần chứa vùng keo tụ và gia công gọi là phần gia công. Trong phần nấu bể có hình chữ nhật, trong phần gia công-nửa vòng tròn hoặc hình khác để sao cho thuận lợi nhất khi nối với các thiết bị tạo hình và gia công các cấu kiện thuỷ tinh.

Bể thường bố trí trên móng độc lập. Để cấp phối liệu vào bể, ở một đầu của bể bố trí buồng rộng nhô ra. Bể của lò bể được xây từ các viên gạch dài chịu lửa kích thước lớn có các mặt vuông thành sắc cạnh, được gia công tốt. Đáy bể được xây bằng các viên gạch dài kích thước 3004001000 mm (hoặc nhỏ hơn). Cạnh dài của gạch dài cần phải song song với trục dọc của bể. Bề dày của đáy bể 300 mm. Đáy cũng có thể xây bằng gạch dài bề dày 200 mm, lót thêm tấm vật liệu chịu lửa đúc rót độ bền cao bề dày 100 mm và kích thước mặt bằng 500400 mm. Khi lát tấm cần bố trí khe dãn nở nhiệt.

Thành bể xây từ các viên gạch dài khác nhau thí dụ như cao lanh, cao nhôm và nấu

chảy bằng điện chúng thông thường có kích thước 250300 (hoặc 400)500 mm kích

thước gạch dài 250300 tương ứng với bề dày của tường còn 500- theo chiều cao. Các viên gạch dài thạch anh có kích thước khác: bề dày 80-100 mm, chiều dài 600-1000 mm và bề rộng 250 mm. Hợp lý hơn sử dụng cho khối xây thành bể các viên gạch dài kích thước tương ứng với chiều cao của bể. Sự tăng chiều cao các viên gạch dài xây thành bể sẽ giảm chiều dài mạch xây ngang, loại mạch xây này bị vật liệu thuỷ tinh bào mòn mạnh.

Khoảng không ngọn lửa của lò nằm trên bể được giới hạn bởi các tường treo và vòm. Thông thường khoảng không ngọn lửa cần rộng hơn bể 100-300 mm để bố trí cột sắt từ ngoài bể. Trong các lò bể hiện đại thành và vòm của khoảng không ngọn lửa có các cột sắt độc lập. Giữa tường treo và bể còn lại theo phương thẳng đứng một khe hở bề rộng 80-120 mm dùng để theo dõi lò. Để giảm tổn thất nhiệt dùng gạch chịu lửa bịt tạm thời khe này. Trên tường treo của khoảng không ngọn lửa bố trí cửa để nạp phối liệu vào bể, cấp nhiên liệu và không khí cũng như thu hồi khí thải, cửa để lấy thuỷ tinh sang thiết bị gia công và cửa để bố trí thiết bị kiểm tra. Cửa lớn dùng để đưa thuyền vào, cấp phối liệu được đóng bằng tấm chắn làm bằng vật liệu chịu lửa, treo lên blốc dùng dây, được định vị nhờ đối trọng. Tường treo thường được xây bằng gạch chịu lửa đinát bề dày 120 mm dùng chất dính kết là vữa đinát lỏng. Mạch vữa có bề dày không lớn hơn 2 mm. Bề dày tường 500-600 mm. Trong các lò nhỏ tường có thể mỏng hơn 300-380 mm. Trong lò đốt nóng trực tiếp tường đinát có lớp cách nhiệt từ vật liệu nhẹ samốt hoặc đinát.

Vòi đốt.

Vòi đốt của lò nấu thuỷ tinh là thiết bị dùng để nhận và trộn nhiên liệu và không khí và cấp hỗn hợp vào khoảng không ngọn lửa, cũng như dùng để tổ chức ngọn lửa và thu hồi khí thải.

Để đảm bảo trao nhiệt cực đại của nhiệt cho mặt vật liệu thuỷ tinh và thành phần yêu cầu của môi trường khí, ngọn lửa cần có độ dài nhất định, độ trưng, thẳng và tập trung.

ưu việt của vòi đốt ngọn lửa: khả năng tạo ra ngọn lửa có các tính chất và các kích thước cần thiết, tính an toàn của công việc, khoảng điều chỉnh rộng. Sự cháy xẩy ra với hệ số dư không khí

a

= 1,05-1,3.

Để có được ngọn lửa sáng chói khi đốt khí có nhiệt năng cao cần sử dụng vòi đốt ngọn lửa trong đó khí cấp vào với vận tốc không lớn và cháy dần dần, phân giải với sự tách ra một lượng đáng kể bồ hóng.

Tỷ lệ giữa nhiên liệu và không khí được điều chỉnh bằng van, bố trí ở kênh thẳng đứng. Vòm vòi đốt cần có độ nghiêng, để hướng ngọn lửa nhiên liệu lên bề mặt vật liệu thuỷ tinh dưới một góc 20-300. Điều này làm tốt hơn quá trình trao nhiệt.

Khung giằng,  trụ, móng.

Khung giằng thép của lò dùng để nhận lực đạp của vòm và áp lực vật liệu thuỷ tinh, cảnh báo sự phá hoại của khối xây khi thay đổi nhiệt độ, cũng như dùng để treo vòm và tường của khoảng không ngọn lửa. Thông thường khung giằng cấu thành từ các cột thép thẳng đứng (thiết diện cán), giằng trên và dưới. Cột được gắn chặt cứng phía dưới còn trên bố trí giằng có thể hiệu chỉnh nhờ các thanh liên kết thép tròn hoặc thép hình. Đáy bể được giằng để sao cho khi điều chỉnh không thay đổi vị trí của các cột.

Khối xây lò nấu thuỷ tinh được tựa lên móng trực tiếp hoặc qua các trụ trung gian. Móng làm bằng bê tông cốt thép hoặc đá hộc. Thông dụng nhất vẫn là móng bê tông cốt

Câu 5: Các giai đoạn công ngh

trong quá tr

ì

nh nấu thủy tinh trong l

ò

bể

Phần chính của lò nấu hoạt động liên tục là bể nấu, các quá trình nấu xảy ra trong đó. Phối liệu ở dạng bột sau khi đã trộn đều được nạp vào bể nấu đổ lên bề mặt dòng phối liệu đã nấu chảy. Sau 1 đến 2 phút các hạt liệu được bao bọc bởi một lớp màng liệu đã nóng chảy. Sau 15 đến 20 phút sẽ hình thành các đảo nhỏ trên dòng liệu đã nóng chảy được bao bọc bởi vô số các hỗn hợp liệu đã nóng chảy chứa đầy bọt. Trong vùng nấu cần giữ nhiệt độ cần thiết cho quá trình tạo thành silicat và hình thành thuỷ tinh. Sau đó dòng liệu đã nóng chảy được chảy qua vùng có nhiệt độ cao hơn (nhiệt độ cao nhất). ở đoạn này của bể nấu xuất hiện các bọt khí được tách ra từ bề mặt hỗn hợp phối liệu đã nóng chảy. Đây là vùng làm trong phối liệu hay gọi là vùng khử bọt. Càng gần đến cửa gia công, nhiệt độ hỗn hợp phối liệu nóng chảy giảm dần và tại đây xảy ra quá trình làm đồng nhất phối liệu và làm nguội chúng. ở đoạn này bọt khí ngừng tách ra,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net