Chương 3: Bạn cũ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Tỉnh dậy với giấc mơ lạ lùng, cô ngồi trên giường hơi bần thần người. Ngó quanh căn nhà yên ắng không có con bé con, Ngọc cảm giác chống chếnh lạ. Cô đã từng phát dồ những ngày đầu của cái công cuộc chia sẻ con. Nghĩa thường đón con vào sáng thứ 7 hoặc tối thứ 6 nếu thứ 6 cô có event. Như vậy Ngọc có 2 ngày liền tự kỉ trong cái kén của cô: không chồng, không con, không mẹ chồng. Chả có ai phải lo lắng, chăm sóc cũng chẳng có ai để chia sẻ, tâm sự. Những người phụ nữ hậu li hôn hay bám víu vào niềm vui nơi con cái, vậy mà khi nào cô cũng phải nhìn con bé đi cùng với bố bỏ lại cô một mình trong căn hộ. My cũng có lúc từ nhà nội về hỏi cô: "Mẹ có buồn không? Không có con mẹ có nhớ con không? Sao mẹ không đi với con?" Cô biết trả lời nó ra làm sao? Cũng có lúc khi bố nó đến đón, nó bảo con muốn ở nhà với mẹ. Vậy là Nghĩa đổ lỗi ngay cho cô là đã thoả thuận trước sao giờ lại giở mặt? Cô chỉ giỏi nhồi vào đầu nó này nọ. Cô đành phải khuyên con về cùng bố. Vả lại bà nội nó cũng khéo lắm, có thể mang cả thế giới ra để thí nó, để nó nghiêng về phía bà, phía bố. Lắm lúc cô mong giá mà Nghĩa lấy vợ mới đi, anh ta sẽ có những đứa con mới để chăm lo, để đừng cướp con bé My từ cô nữa. Ngọc cũng có nghe thoáng loáng đợt này có em mới về phòng Nghĩa - sinh viên mới ra trường - đang rất thần tượng Nghĩa. Kể cũng hài, mấy bà chị cùng phòng Nghĩa đi nghỉ mát mấy lần cùng nhau mà thành thân, buôn dưa lê bán dưa chuột rồi kết bạn facebook. Giờ có gì cũng mách cô.

Lắc lắc rũ rũ tóc, cô vươn vai đứng dậy ra bếp. Hôm nay cô sẽ cố hoàn thành nốt bức tranh sau khi ăn sáng xong. Ba tháng nay rồi vẽ mãi không xong. Nhiều lúc không tìm được thời gian để vẽ nữa hoặc lúc có thời gian thì lại thần người ra không quệt nổi nét nào. Từ khi li dị cô có căn phòng trước đây là phòng làm việc bỏ trống, cô đã bỏ đi cái bàn làm việc, thêm vào đó một cái giá vẽ, thêm một đống lọ màu, bút nước và bắt đầu niềm đam mê thời con gái của mình. Lấy chồng, cô bị giết chết niềm đam mê ấy, cả ngày chỉ quanh quẩn đi làm, về nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp, lo con cái, cuối tuần phục vụ một huyện người cơm 3 bữa. Cô không còn một tí thời gian nào để chỉ suy nghĩ chứ đừng nói hưởng thụ cho bản thân.

Lần này cô đang vẽ về một nhà thờ ở Ninh Bình. Nhà thờ này đợt trước cô đi chơi cùng nhà cái Nhung bạn cô cấp 3. Ngọc thỉnh thoảng đi chơi với nhà Nhung vì con Nhung với con cô bằng tuổi nhau lại học cùng trường, nhưng cũng ít thôi vì nhà cô có mỗi hai mẹ con đi cùng vợ chồng Nhung mãi cũng ngại. Trên lớp toan vải mới chỉ có những nét phác thảo của nhà thờ chính. Cô cứ bần thần trước khung tranh chưa biết tiến hành tiếp như thế nào. Nhớ hôm ấy đi rất vui, mấy đứa trẻ con cứ đùa nhau loạn cả lên, cười nói rổn rảng. Cô với cái Nhung thì buôn dưa lê bán dưa chuột từ chuyện trường lớp của bọn trẻ con đến chuyện quần áo đầu tóc. Anh Trung thì cũng thỉnh thoáng góp chuyện còn lại anh chăm chú tìm đường và lái xe. Thời tiết hôm đó rõ đẹp, trời trong xanh lại mát mẻ, bọn trẻ con chơi không sợ nóng. Hai nhà tổ chức đi chơi cắm trại ngoài trời. Bọn cô mang theo một ít xúc xích, thịt nguội, bánh mỳ, hoa quả rồi cho tụi trẻ ăn luôn ngoài trời. Chúng nó vui lắm vì chả khi nào lại được ăn kiểu như thế này: ngồi bệt vừa cắn bánh mỳ vừa nghịch cỏ. Lúc ấy quanh khu đồi có khoảng 3-4 gia đình cũng đến cắm trại cùng. Giờ những khu du lịch sinh thái như thế này khá nhiều, chỉ cần một khoảng đất rộng, có cái hồ, dựng lên một vài tổ hợp vui chơi cho bọn trẻ con đu dây, bập bênh, thêm quảng bá trên facebook thế là người này mách người kia kéo đến. Nhất là những gia đình trẻ trong thành phố có những đứa trẻ con ngày ngày ra vào trong mấy cái chuồng, nhà là một cái chuồng, lớp là một cái chuồng, các trung tâm học thêm cũng là những cái chuồng khác. Vì thế mấy bà mẹ 8x như Ngọc, như Nhung thường tìm cách cho con ra ngoài chơi, đi tiếp xúc với thiên nhiên cỏ cây trong lành tạm xa những khói bụi, những tiếng động cơ, tiếng còi xe inh ỏi tắc đường sáng chiều.

Ăn xong bọn trẻ con ra khu xích đu chơi. Loáng cái chúng đã tụ tập được một nhóm bạn mới của mấy gia đình bên cạnh. Lúc sau thấy chúng nó dẫn một bạn gái về lều xin chỗ sỏi chúng nó thu thập được từ trước. Cả lũ ngồi lấy màu ra tô sỏi, chúng nó đều con gái cả nên không khí rất yên ả. Một lúc sau mẹ của bạn bé kia sang gọi về: " Hà Chi ơi về thôi con!". Nghe thấy tiếng sao quen quá, cô ngẩng đầu lên, ối, đứa nào như cái Hà béo kia. Vừa kêu ối thì nghe thấy giọng cái Nhung choe choé ở đằng sau: "Ối giời ơi con Hà kìa! Hà ơi mày đi đâu thế này, con điên mấy năm rồi không gặp gỡ bạn bè gì cả!". Thế là ba con mụ đàn bà thành một cái chợ buôn dưa lê, tán phét chuyện trên trời dưới bể. Chồng con chơi gì thì chơi, ăn gì thì ăn. Kết luận của mấy tiếng buôn dưa lê liên tục ấy là cả lũ quyết định lần này về phải tổ chức họp lớp cấp 3 một cái. Cũng hai năm rồi không tụ tập, lần này phải làm một trận ra trò.

Ngọc bắt đầu đi những đường nét của cái tháp chuông trên toan. Cô chăm chú thực hiện bức tranh của mình trong yên lặng. Cô vốn không thích bật nhạc lúc vẽ, cô thích thu mình vào không gian không tiếng động để những ý nghĩ của mình lơ lửng bay trong đầu óc. Vì vậy lúc nghe thấy tiếng chuông điện thoại cô hơi giật mình. Đó là cái Hà béo, nó gọi réo cô:

- Mày vào group FB của lớp ngay cho tao nhờ!

- Gì đấy?

- Đang bàn vụ họp lớp, vào nhanh chốt cho tao.

- Tao đang bận tí.

- Bận biếc gì, vào luôn đi đang tranh luận hăng.

Ngọc đành chép miệng đi rửa tay cho hết màu vẽ, thế là lại phải một tuần nữa mới vẽ được tiếp ý! Tính cô hơi điên, đã bị cắt ngang thì không thể trở lại vẽ tiếp được nữa. Cô mò lấy cái điện thoại vào group của lớp. Thấy chúng nó đang trưng cầu dân ý xem nên đi đâu, đi 2 ngày hay đi 1 ngày. Cô vốn chuyên tổ chức sự kiện nên chúng nó đòi cô phải đưa ra ý kiến về địa điểm tổ chức. Cô bảo: "Chắc 2 ngày khó chúng mày ạ, toàn mẹ bỉm sữa con nhỏ chúng mày có đi được 2 ngày khối ý! Mà chúng mày có muốn đùm chồng, đùm con rồi cả người giúp việc đi không?". Vậy là sau một hồi chúng nó bẩu thôi, đi một ngày thôi. Đi về trường rồi kéo nhau đi ăn uống, rồi kéo nhau đi hát karaoke. Vậy là ổn!

Tranh luận một hồi chúng nó dí cô vào việc lo phông bạt, lo vụ tiệc ăn trưa. Ngọc gật đầu vì biết cũng không đùn đẩy cho đứa nào được. Vậy là xong, ngày giờ đã chốt, chỉ việc chờ đến giờ G là bung lụa. Cô buông cái điện thoại nhìn đồng hồ thì đã hơn 12h. Thế là hôm nay lại ăn cái gì cho xong bữa. Ngọc mở tủ lấy một chút ngũ cốc với một cốc sữa ra ghế ngồi thần ngắm bức tranh dang dở của mình rồi nhìn lên bức tường để những tác phẩm vẽ đợt trước. Đó đều là những bức tranh mang màu sắc u tối, chúng được vẽ trong thời kỳ ly thân giữa cô và Nghĩa. Khi đó tâm trạng cô không được tốt, khủng hoảng cao độ và cô trút nỗi niềm vào những bức tranh. Ngọc không thích vẽ khi có con bé My ở nhà vì con bé thường hay hỏi cô cái này cái nọ làm cô bị phân tán tư tưởng. Cô hay tranh thủ cuối tuần khi con bé sang bên nhà nội để vẽ. Khi ấy cô lại thu mình vào cái thế giới riêng tư của bản thân mình. Ngọc hay gọi đó là góc tự kỉ. Khi cô còn ở với Nghĩa, cô gần như không có một phút nào một mình. Sáng đi làm, chiều về vội vã lo cơm nước, con cái, lo nhà cửa, bố mẹ chồng. Cô gồng mình trước sự soi mói của mẹ chồng trong mọi việc, từ lau nhà dọn bếp đến chăm con. Cô nản lòng trước sự vô tâm của chồng trong mọi việc. Cuối tuần đại gia đình nhà chồng lại tụ tập cô lại quay cuồng cơm nước từ sáng đến tối. Ngọc vốn không phải con người hướng ngoại lắm, cô thích tự kỉ một mình trong góc đọc một cuốn sách hay lên mạng tìm hiểu này nọ. Cô cũng không hiểu mình làm thế nào trải qua được thời kỳ đó. Có lúc cô đã từng đi xe máy lang thang vô định để được để đầu óc mình nghĩ ngợi về điều gì mình cũng không nhớ nữa. Rồi sau đó lại thảng thốt giật mình quay xe trở lại con đường quá quen thuộc từ cơ quan về nhà, lại hoà vào cái dòng xe cộ đông đúc, còi xe kêu inh ỏi, những khuôn mặt mệt mỏi hay tức giận nhíu mày không kiên nhẫn được với việc tắc đường, khói xe.

Sau đó vợ chồng cô quyết định li thân. Cũng không biết lí do bắt đầu từ đâu nhưng giọt nước tràn li thì là ở một buổi sáng chủ nhật. Hôm đó cô đã nói với chồng cho con bé My đi chơi ở rạp xiếc, vé cũng đã chuẩn bị xong xuôi rồi. Thế mà sáng ra mẹ chồng cô lên nói hôm nay sẽ có bác ở quê ra, bảo cô đi chợ nấu nướng. Cô xin phép bà đã có kế hoạch trước rồi nhưng bà quát Ngọc, bà bảo cô không được đi đâu hết, ở nhà. Ngọc quay sang nhìn chồng, Nghĩa bảo ở nhà thì ở nhà. Cô nói bác còn ở nhà mình mấy hôm, mình chỉ đi có một buổi thì có sao đâu, tối lại về gặp bác được mà. Chả hiểu nói qua nói lại như thế nào, chỉ biết khi đó bà chỉ mặt cô, chửi cô là con dâu láo, không biết lo lắng cho việc gia đình, có cái việc cỏn con cho đứa bé đi chơi thôi đi lúc nào chả được. Cô khóc. Vụ này hai mẹ con đã trông mong từ lâu rồi và vé cũng không phải là rẻ. Thấy Ngọc khóc bà càng nóng máu, bà chửi cô: "Tao làm gì mày, cái mặt mày lúc nào cũng lì lì không phản ứng gì cả!". Nghĩa ở đó, anh thờ ơ. Cô cảm giác mình bị cô lập trong căn nhà này. Cô nói: "Con sẽ đi, con với My chỉ đi một tí rồi con về, buổi trưa nhờ mẹ giúp con rồi con về dọn dẹp". Cô đi chuẩn bị đồ cho con bé. Nghĩa lúc này thấy thế nhảy vào quát: "Cô láo vừa thôi!" rồi anh ta tát Ngọc. Cú tát đó làm cô choáng váng. Cô không ngờ anh ra tay đánh cô. Trước giờ anh là người vô tâm nhưng chưa bao giờ to tiếng với Ngọc. Cô sốc thật sự. Và cái tát đó là sự bắt đầu của một chuỗi các sự việc cãi nhau sau này. Một vết thương nhỏ bắt đầu bị khoét dần, khoét dần. Và quan trọng hơn mâu thuẫn này còn liên quan đến mẹ chồng cô chứ không phải chỉ là chuyện giữa vợ chồng họ. Trước đây giữa cô và mẹ chồng luôn luôn là mối quan hệ kiểu cố gắng giữ lịch sự với nhau. Nhưng sau lần đó bà thường xuyên mắng chửi, nhiếc móc cô. Đỉnh điểm sau khi bà lôi bố mẹ Ngọc vào nói thì cô thấy thực sự mình không thể chịu đựng được nữa, cô quyết định li thân với chồng. Cô không phải là người có thể chịu đựng được sự miệt thị bố mẹ đẻ của mình. Nghĩa cũng vậy, anh ta thay đổi quay ngoắt 180 độ về hùa với mẹ anh ta để mắng cô. Rồi mẹ con anh ta đuổi cô ra khỏi nhà.

Khi đó cô rất mông lung, bố mẹ ở quê cô không muốn các cụ phải lo lắng. Giờ nếu ra khỏi nhà cô sẽ đi đâu, ở chỗ nào. Cô tâm sự với cái Linh, nó mắng cô. Linh bảo tao đã nói mày từ bao lâu rồi, mày xem mày sống như con hầu, không bao giờ dám đi đâu, bạn bè cả bao năm rủ cũng không bao giờ gặp, mày thấy mày sung sướng chưa. Tuy mắng cô sa sả như vậy nhưng Linh đôn đáo chạy khắp nơi đi tìm nhà cho Ngọc. Và hai hôm sau Linh đến tìm cô, lôi cô đi xem nhà. Đó là một căn hộ chung cư của em họ Linh. Hai vợ chồng nhà đó đi du học mấy năm đang tìm người cho thuê nhà lại. Căn hộ nhỏ nhắn khoảng 50 mét vuông, mọi thứ trong nhà đều ngăn nắp, nhỏ nhỏ xinh xinh. Vì là vợ chồng trẻ, thoáng tính nên mọi chuyện diễn ra rất nhanh. Hai vợ chồng em ấy còn nói sẽ giảm giá cho Ngọc, đồ đạc để lại hết chỉ mong cô giữ gìn nhà cửa. Cô mừng như bắt được vàng, Linh đúng là con bạn trời cho.

Buổi ra đi của Ngọc diễn ra cũng không hề êm đẹp. Bà mẹ chồng cô nhất quyết không cho cô mang con đi. Cô phải quỳ xuống xin bà, Nghĩa có vẻ cũng cảm thấy điều gì đó bảo mẹ để cho chúng nó đi với nhau. Cô mừng rơi nước mắt, không có con cô biết sống sao.

Hai mẹ con chả có đồ đạc gì nhiều nhặn, chỉ là chỗ sách vở của con và vài bộ quần áo. Cô thấy mình may mắn quá khi căn hộ kia có đủ đồ đạc hai mẹ con chỉ việc chuyển vào. Nghĩa không thèm giúp cô bất cứ việc gì, anh ta có vẻ dương dương tự đắc vì anh ta nghĩ mẹ con cô sẽ không thể ở lại được lâu, tiền lương của cô như thế nào anh ta biết. Anh ta nghĩ Ngọc chả thể duy trì được đâu. Vì thế anh ta ra khỏi nhà từ sớm đi đánh tennis với bạn anh ta. Bà mẹ chồng cô cũng không thèm nhìn mặt, bà nói bà đi chùa. Vì thế đâm cô lại thấy thoải mái không phải lo những ánh mắt soi mói. Hai mẹ con sắp xếp đồ sau đó gọi taxi, trước khi đi, Ngọc dắt con vào chào bố chồng. Ông là người hiền lành nhưng nhu nhược, mọi việc trong nhà đều theo ý mẹ chồng cô. Ông nói với Ngọc: "Con cứ đi một thời gian cho đầu óc thoải mái, sau đó rồi quay lại!". Cô rưng rưng nước mắt chào ông rồi đi.

Đến căn hộ mới, con bé My mới nở được một nụ cười. Khổ thân con bé bị cuốn vào vòng xoáy cãi nhau của bố mẹ nó. Nó như già khọm đi. Nó lên theo xe taxi mà cứ ngoái lại nhìn căn nhà cũ. Nó hỏi sao bố không ở nhà để chào con đã. Con bé buồn. Ngọc nhìn con buồn mà đau thắt ruột. Đến nơi cô gọi con vào xem nhà. Nhà mới 2 mẹ con cô ở chung một phòng, cô đã cố ý mua một chiếc ga trải giường màu hồng công chúa, thêm mấy con búp bê bày ở đầu giường. Y như rằng con bé My khi vào phòng đã reo lên: "Ôi đẹp quá!". Con bé lăn lên giường lăn qua lăn lại cười to. Đúng là trẻ con, giá mà mình cũng có thể cười to như con bé.

Hai mẹ con ở với nhau, Nghĩa không thèm gọi điện, không thèm hỏi thăm gì. Anh ta muốn trừng phạt cô. Hai mẹ con sáng đưa nhau đi học, chiều lại đưa nhau về. Lúc nào thích thì đi ăn linh tinh chả cần về nhà nấu cơm. Rồi 2 mẹ con đi chơi triển lãm tranh, đi hiệu sách, đi công viên. Cô bàng hoàng nhận ra tại sao trước đây mình lại không thể dành một tí thời gian nào cho những việc này nhỉ. Rõ ràng vẫn 24 tiếng đồng hồ một ngày mà nay mọi việc thảnh thơi, dễ chịu.

Qua khoảng 2 tháng thì mẹ chồng cô gọi điện. Bà nói cuối tuần này phải cho con My về nhà ăn giỗ. Cô đồng ý và nói Nghĩa qua đón con. Tối thứ sáu anh ta đến, liếc quanh một lượt căn hộ rồi đón con bé đi ngay. Anh ta không buồn nói chuyện với Ngọc. Cô cũng kệ.

Sau đó là gì, sau đó là chuỗi ngày hai vợ chồng không buồn nói chuyện với nhau. Kỳ lạ hai vợ chồng ly thân để suy nghĩ về cuộc hôn nhân của bọn họ nhưng cô lại hưởng thụ cuộc sống mới của mình một cách vui vẻ. Chỉ khi nhìn vào con bé My, cô lại nhói lòng. Cô thương nó cứ tha thẩn một mình. Con bé vốn đã ít nói nay nhà lại có mỗi hai mẹ con lại càng không nói nhiều. Vì thấy thương con bé quá nên hai mẹ con càng ấp nhau tợn. Còn Nghĩa, cô nghe loáng thoáng anh có một cô bé thực tập sinh mới về phòng rất ngưỡng mộ. Nghĩa vốn là người chú trọng hình thức, biết cách tự chăm sóc bản thân, bề ngoài. Ra ngoài lúc nào trông anh cũng rất phong độ. Cô thì không để ý lắm đến vẻ ngoài, cô thích những gì đơn giản, cô thường mua quần áo việt nam xuất khẩu chỉ vừa đủ cho việc đi làm. Mấy cô em trẻ cùng cơ quan toàn trêu cô: "Phí đi cái dáng của chị, mua váy mà mặc đi!", nhưng nào đi chợ, đi đón con, làm sao mà quần là váy lượt được chứ!

Sau này cô thay đổi nhận thức của mình. Cô thấy mình có thể mặc những chiếc váy nhẹ nhàng mà vẫn làm được những việc đó. Ngọc thích những món nữ trang là lạ theo gu của cô, cô còn làm một việc điên dồ đi cắt phăng mái tóc dài lâu nay của mình đi, uốn xoăn nhẹ. Bước ra khỏi hiệu làm đầu thấy mình nhẹ nhõm hẳn, cứ như một con người mới vậy.

Còn về việc hai vợ chồng, có lẽ ra toà là điều tất yếu. Ai cũng thấy lạ lùng và hỏi có bồ bịch gì không mà bỏ nhau. Cô chỉ cười. Nếu nói ra lí do chắc họ phải thấy cô bị điên lắm! Biết làm sao, ai cũng chỉ sống được môt cuộc đời, không ai có thể quyết định thay cô được. Nghĩa sau này đổi tính như một con người khác, lạnh lùng, khinh khỉnh. Vợ chồng cô thậm chí gần như không có một cuộc nói chuyện này thẳng thắn về vấn đề hàn gắn. Còn mẹ chồng cô thì cô không muốn nói đến. Bà hỉ hả ra mặt khi bọn họ ra toà. Bà tuyên bố khắp nơi tuyển con dâu ngay khi vợ chồng cô chỉ vừa ly thân. Bà lôi kéo con bé My về phía mình, nói với nó rằng ở với mẹ khổ lắm này nọ. Đó là điều làm cô khổ tâm nhất. Trước ngày ra toà cô mời Nghĩa đi uống cà phê nói chuyện. Cô nói muốn nuôi con. Anh ta có vẻ ngần ngừ nhưng cũng đồng ý. Con ở với cô tốt hơn. Ngọc cảm thấy dù sao về chuyện này anh không phải là người xấu.

Có lẽ đau lòng nhất là ông bà ngoại. Có ai muốn con gái mình mang tiếng bị chồng bỏ, ông bà cứ mắng cô mãi về việc cái thói ích kỷ làm ảnh hưởng đến con cái. Nhưng cô muốn níu kéo cũng không được, chồng cô không tỏ ra có chút thiện chí nào, anh ta đã chửi cô, mắng cô, mẹ chồng thì như vậy. Nếu cô còn tiếp tục sống ở căn nhà đó, cuộc đời cô sẽ như thế nào? Cô nói chuyện với bố mẹ xin bố mẹ hiểu cho mình. Lâu dần ông bà cũng đành chấp nhận, con mình cháu mình làm sao bỏ được.

Thế là hai mẹ con sống với nhau như thế. Những khoản chi phí sinh hoạt hằng ngày cũng là điều khó khăn đối với Ngọc. Cô bắt đầu tìm hiểu để kiếm thêm việc. Bắt đầu bằng việc buôn bán mấy thứ cây nhà lá vườn quê ông bà ngoại cho đồng nghiệp cơ quan. Nhưng làm thế thì cô cũng mất tương đối thời gian cho con. Giờ có 2 mẹ con giờ giấc đón đưa cũng hơi căng thẳng. Cô gồng mình lên cố gánh việc cơ quan, việc chăm sóc con, việc buôn bán. Sau này nhờ sự tình cờ cô kiếm được công việc làm event. Thu nhập khá hơn, không mất nhiều thời gian đi lại ship hàng nhưng có lúc lại phải đi lo buổi tối. Chị Hạnh giám đốc công ty cũng tạo điều kiện cho cô rất nhiều. Chị cũng là một phụ nữ đơn thân nên chị hiểu cho hoàn cảnh của cô, những buổi event tối thì thường ít gọi Ngọc, chủ yếu cô chạy việc mấy ngày cuối tuần. Những ngày đó con bé My đã về bên nhà nội rồi nên cô có thể sắp xếp được. Nghĩa có gửi tiền nuôi con, anh làm điều đó một cách tự nguyện, nhưng lạnh lùng. Thường là khi đến đón con bé My anh đưa cô tập phong bì. Cô cũng chẳng nói gì. Sau này anh thường tự để phong bì đó trên mặt bàn. Bọn họ không nói gì nhiều với nhau. Anh lần nào đến đón con cũng ra đi rất nhanh như việc ở chung, hít chung bầu không khí với cô là quá đáng sợ. Cô cũng thấy bình thường, giờ có là gì của nhau đâu.

Mải nghĩ ngợi vẩn vơ chỗ ngũ cốc Ngọc cũng chỉ gẩy gẩy chút gọi là. Cô thở dài mang chỗ bát đĩa đi rửa. Nước mát lạnh lùa vào những kẽ tay gầy gầy. Trước Nghĩa rất thích nắm tay cô, anh nói ngón tay cô tròn tròn múp múp. Nay những ngón tay ý trở nên gầy guộc hơn, gân xanh nổi lên nhiều hơn. Thở dài cô tắt nước rồi ra ngoài thay quần áo. Chiều nay cô định đi mua thêm một chậu cây xanh bày ở cửa sổ ban công phòng khách. Cái cây cũ sau đợt mẹ con cô đi du lịch bị héo úa đành phải vứt đi rồi.

Lên chỗ đường Bưởi, Ngọc đỗ xe vào cửa hàng quen. Chủ cửa hàng là cặp vợ chồng ngoài 60 tuổi. Cái hàng cây này cô gặp lần đầu là khi đi lùng mua bằng được một chậu dạ yến thảo màu tím loang. Cả phố chả thấy hàng nào ưng ý chỉ có mỗi hàng này có hai chậu. Hai vợ chồng cô chú rất nhiệt tình bán rồi buộc chằng cho cô cẩn thận. Thế là từ ấy cứ khi nào mua cây lại ra đúng hàng cô chú mua. Lần này cô sẽ mua mấy bụi hoa mười giờ cho bền. 

Đang mải lúi húi chọn hoa thì có thêm 1 người khách vào hàng. Cô không để ý chỉ đi tìm hoa của mình, bất ngờ người ấy gọi: "Có phải Ngọc không?". Cô đờ người ra nhìn người ấy, không nhớ mình gặp ở đâu hay quen ra sau. Cô hỏi ai đấy nhỉ? Anh ta bảo: "Rõ là cậu không nhớ tớ tí nào rồi. Tớ là Thắng đây. Thắng học với cậu lớp 10 rồi đến lớp 11 tớ chuyển đi đây". Lúc ấy cô mới à lên một tiếng, nhớ ra rồi, đây là cậu bạn học cùng lớp 10 với Ngọc sau đó gia đình cậu ý chuyển ra nước ngoài nên cậu ý đi theo. Ôi trời cậu bạn năm xưa đã thay đổi hẳn làm sao cô có thể nhận ra được cơ chứ. Ngày trước nhớ cậu ấy gầy gầy, người đeo cặp kính dầy cộp, trông y như một con mọt sách. Thế mà bây giờ, cậu ấy to cao, vạm vỡ, không hề đeo kính. Khuôn mặt điển trai đúng kiểu soái ca Hàn Quốc của các bé teen bây giờ. Cô cười hỏi: "Cậu hết cận rồi à?", Thắng trả lời: "À thì ra là cậu còn nhớ đấy, tớ mổ cận rồi nên giờ không cần đeo kính nữa". Cô càng cười lớn: "Giờ ra đường như diễn viên thế này thì ai mà nhận ra cậu chứ. Giờ cậu ở đâu?". Thắng nói 3 năm nay gia đình cậu đã trở về Việt Nam, bố mẹ cậu thì vẫn ở căn nhà cũ trước đây của ông bà. Còn cậu ở riêng ngay khu chung cư mới ở Trung Hoà. Cô à lên một tiếng: "Thế là ở ngay gần nhà mình đấy, vui quá hôm nào sang nhà tớ chơi!". Mời xong mới thấy vô duyên, nhà thì nhà thuê chưa biết ở được bao lâu mà cũng mời người ta.

Nói chuyện mấy câu Thắng xin số điện thoại của cô để tiện liên lạc. Ngọc nhớ ra bèn rủ cậu ấy luôn vụ họp lớp. Thắng đồng ý ngay bảo hay quá, lâu lắm không gặp mọi người rồi. Hẹn cô hôm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#giấcmơ