Chương 4: Mười Tháng Mười Ngày.

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng
sáng đã dẫn một vị khách muốn xây một trường học tự do từ Tokyo tới tham quan nơi này, buổi chiều họ còn đi một chỗ khác nữa. Sau khi đưa khách ra ga, ông quay lại đây để lắp một chiếc khóa thật chắc chắn vào cửa sau, đề phòng kẻ gian xâm nhập bất hợp pháp.

Nghe nói vị khách đó đã tìm thấy hộp kho báu. Ông chú bên văn phòng bất động sản nói, "Lần sau cháu không được tự ý vào đây nữa nhé", rồi đưa trả nó cho Emily. Emily đưa cho cháu tấm bưu thiếp mà trước đó cháu bỏ vào hộp, còn đưa thêm một hộp bánh lớn từ một tiệm bánh kiểu tây nổi tiếng trên Tokyo. Cậu ấy tươi cười nói, "Bánh này ngon lắm, cậu ăn thử nhé", nhưng không xin lỗi về việc đã đối xử với cháu như với kẻ trộm. Chắc cậu ấy nghĩ mình là đứa khổ sở nhất, nên dù có lỡ lời điều gì cũng sẽ được tha thứ, chỉ cần thời gian trôi qua thì đối phương cũng sẽ quên đi mọi chuyện thôi. Thật đúng là mẹ nào con nấy.

Chuyện này cháu chẳng kể với ai. Bởi cháu có cảm giác món bánh nhận được từ Emily giống như quà hối lộ để bịt miệng vì đã coi cháu là kẻ trộm. Lúc đầu, cháu nói thẳng rằng mình không cần hộp bánh đó. Cháu cũng muốn ăn thử món bánh được gói trong lớp vỏ đẹp đẽ ấy, nhưng đã quyết sẽ không nhận cho tới khi Emily chịu mở lời xin lỗi. Nhưng mẹ cháu lại giơ tay ra nhận.

"Bác trai cũng đã cất công tới tận nhà ta thế này, đừng vô lễ thế con." Nói rồi, mẹ quay sang phía Emily và bố Emily, cúi đầu nói: "Xin lỗi anh và cháu, đứa trẻ nhà tôi cục mịch vậy đó, nhưng mong cháu hãy tiếp tục đối xử tốt với nó nhé." Hai người có vẻ hài lòng ra về, nhưng trong lòng cháu đầy cảm giác bất bình. Vậy mà sau đó cháu còn bị quở trách thêm nữa.

Không phải vì chuyện chúng cháu lén vào biệt thự đã bị Emily để lộ ra. Mà bởi vì chị cháu nói, "Chị cũng muốn thử vào căn biệt thự ấy. Sao em không cho chị đi cùng?" Cháu trả lời: "Vì bên trong nhiều bụi bặm lắm", thế là chị bật khóc: "Đằng nào chị chẳng bị hen suyễn rồi."

Mẹ mắng cháu: "Sao con lại khoe khoang chuyện đó trước mặt chị?", nhưng cháu nào có khoe khoang gì. Mà bởi vì sau khi bố con Emily ra về, chị từ tầng hai đi xuống hỏi có chuyện gì, thì mẹ cháu kể, "Mấy đứa trẻ này lẻn vào căn nhà hoang ở phía sau cánh đồng nhà mình đấy."

Cháu đang định cãi lại thì chị cháu đã nói.

"Không phải lỗi tại Yuka ạ. Lẽ ra con phải kiềm chế mình hơn, không nên muốn tới những nơi như thế."

Nghe vậy, mẹ cháu liền nói, "Không phải lỗi tại con đâu Mayu", rồi mẹ đưa hộp bánh vừa nhận được từ Emily ra cho chị chọn trước.

Từ xưa, mẹ đã luôn áy náy với chị vì không thể sinh ra chị với một cơ thể khỏe mạnh, và áy náy với bố cháu vì đã không thể sinh cho ông một cậu con trai, nhưng có vẻ mẹ chẳng hề áy náy khi sinh ra cháu bị cận thị thế này.

Cháu nghĩ cận thị là do di truyền từ đằng nội, mẹ cũng không có lỗi gì với chị hay bố cháu cả. Cháu cũng chưa từng nghe hai người trách móc gì mẹ bao giờ. Cháu nghĩ chẳng qua mẹ thích kiểu nói như tự trách móc bản thân. Kiểu như một người thích khổ dâm vậy.

Dù thế, nhưng thấy con gái bị liên lụy tới một vụ giết người mà mẹ cháu vẫn không chạy tới xem thế nào, cô thấy có quá đáng không?... À, cuối cùng chúng ta đã trở lại chuyện vụ án rồi nhỉ.

Nhưng mà trước đó, cô đợi cháu thêm năm phút nữa nhé.

Hôm đó, sau khi ra khỏi cổng sau của trường và chia tay Akiko, cháu chạy đến đồn cảnh sát. Nghe nói cứ khoảng hai, ba năm lại thay cảnh sát trực đồn một lần, dạo đó cảnh sát trực đồn ở thị trấn này là chú Ando, một cảnh sát trẻ tuổi, to cao, nhìn như một cái chiếu tatami, có vẻ rất hợp với bộ đồ tập judo. Dù Maki đã dặn là phải trình báo với cảnh sát về vụ án, nhưng khi cháu bước vào trong với tâm trạng lo sợ không biết một đứa trẻ một thân một mình vào đồn có bị cảnh sát mắng không thì thấy chú cảnh sát đang tiếp chuyện một bà lão với vẻ thân thiện nên yên tâm hẳn.

Tới để trình báo về vụ giết người, nên lẽ ra cháu phải thông báo ngay khi vào, dù có phải chen ngang câu chuyện giữa họ đi chăng nữa. Nhưng đó là lần đầu tiên tới đồn cảnh sát, nên cháu bẽn lẽn ngồi vào một góc đợi tới lượt, giống như ở phòng chờ bệnh viện vậy. Thấy dáng vẻ cháu như thế, chú cảnh sát chắc đã nghĩ cháu tới đó chẳng vì việc gì ghê gớm. Bằng giọng nói dịu dàng không phù hợp với vẻ ngoài lắm, chú chỉ cho cháu chiếc ghế bên cạnh bà lão và bảo: "Cháu ngồi đây đợi một chút nhé."

Bà lão đang nói về vụ trộm búp bê Pháp. Nghe bà lão dùng thứ phương ngữ chỉ còn người già cả dùng tới khẳng định rằng kẻ trộm búp bê chắc chắn là người Tokyo, cháu nghĩ chẳng biết bao giờ câu chuyện mới kết thúc, thì đột nhiên nhớ ra bà lão này là người nhà nào. Đứa bé nhà đó đã tự hào khoe với mọi người xung quanh là đợt nghỉ Obon này cả nhà sẽ đi chơi công viên Disneyland, nên chắc bà lão ở nhà một mình buồn lắm. Cháu có chút thương cảm bà lão.

Phải, đó là những suy nghĩ của cháu ngay sau khi Emily bị giết. Cô thấy bất mãn vì cháu không tỏ ra sợ hãi như những đứa trẻ khác ư? Nhưng quả thật, lúc đó cháu vẫn chưa thấy sợ. Không phải vì cháu là một người lạnh lùng thờ ơ, càng không phải vì cháu còn hận Emily vì đã coi mình là kẻ trộm, cháu nghĩ đơn giản là vì mình đã không nhìn rõ gì cả.

Mấy hôm trước đó, trong lúc đang tổng vệ sinh nhà cửa để đón họ hàng về chơi, cháu vô ý giẫm phải cặp kính của mình, nên đành đeo kính cũ, vì thế ngày hôm ấy càng không nhìn rõ.

Cháu nghĩ vì chỉ mờ mờ nhìn thấy hình dáng Emily nằm sõng soài trong phòng thay đồ mờ tối nên cháu không bị sợ hãi hoảng loạn. Chỉ tới khi trở lại bể bơi, cháu mới bắt đầu cảm nhận được mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

Sau khi bà lão ra về, chú cảnh sát dịu dàng hỏi cháu: "Xin lỗi đã bắt cháu phải chờ nhé. Cháu tới có việc gì thế?" Cháu đã trả lời đúng theo những gì chính mắt mình nhìn thấy: "Bạn cháu nằm bất tỉnh cạnh bể bơi của trường ạ."

"Chuyện quan trọng như vậy sao cháu không nói sớm?" Nói đoạn chú cảnh sát lập tức gọi xe cứu thương. Có lẽ chú ấy nghĩ là đuối nước hoặc gì đó. Ngay sau đấy, chú cho cháu lên xe cảnh sát rồi lái xe tới trường tiểu học.

Có lẽ chú cảnh sát chỉ nhận ra rằng một chuyện khủng khiếp đã xảy ra khi tới bể bơi và nhìn thấy cô. Cô ngồi sụp xuống giữa phòng thay đồ nam, ôm Emily vào lòng, luôn miệng gọi tên cậu ấy. Nhìn dáng vẻ đó của cô, cháu mới thực sự cảm nhận được rằng Emily đã chết rồi.

Có lẽ, để giữ nguyên hiện trường, cô không nên ôm lấy thi thể như vậy. Nhưng chắc cô chẳng thể nghe thấy được những lời nhắc nhở khéo của chú cảnh sát.

Ở hiện trường còn có thêm Sae nữa, nhưng Sae đang ngồi quỳ gối ngoài cửa phòng thay đồ, mắt nhắm, hai tay bịt kín tai, dù chúng cháu có gọi, cũng không ngẩng đầu lên. Vì thế cháu đành đứng ra trình bày diễn biến sự việc.

"Lúc chúng cháu đang chơi bóng chuyền trong bóng râm của nhà thể chất thì một chú mặc bộ đồ bảo hộ lao động tới gần, bảo muốn nhờ một đứa trong số bọn cháu giúp mình kiểm tra chiếc quạt thông gió trong phòng thay đồ ở bể bơi, rồi dẫn Emily đi. Bọn cháu chơi thêm một lúc nữa, nhưng tới sáu giờ, khi bản nhạc Greensleeves vang lên mà Emily vẫn chưa trở lại, bọn cháu bèn đi xem tình hình thế nào thì thấy Emily đang nằm bất tỉnh trong phòng thay đồ nam ạ."

Chú cảnh sát lắng nghe, ghi chép vào cuốn sổ tay những điều cháu nói với vẻ mặt chăm chú.

Một lúc sau, xe cứu thương đến, xe cảnh sát tỉnh đến, người dân quanh đó tới xem tình hình... Khu vực quanh bể bơi lập tức trở nên hỗn loạn. Mẹ Sae hoảng hốt chạy đến, sau đó cõng Sae về. Hai người vừa về khỏi thì mẹ Akiko và mẹ Maki cũng đến xem. Cháu còn nhớ khi đó mẹ Akiko kêu ầm ĩ lên rằng Akiko đã về nhà với vết thương chảy máu trên đầu. Mẹ Maki vừa đi tìm vừa gọi tên con gái rất to. Nhưng xung quanh ồn ào tới mức hai bác ấy to tiếng như vậy mà vẫn chẳng hề nổi bật giữa đám đông chút nào.

Giữa cảnh đó, đột nhiên cháu bị bỏ mặc một mình. Cháu là người liên quan trực tiếp tới vụ án, vậy mà chẳng có ai quan tâm đến cháu cả. Chú cảnh sát trực đồn đang thuật lại những điều cháu nói cho những chú cảnh sát tỉnh.

Kiểu này nếu hung thủ trà trộn trong đám đông và dẫn cháu đi mất, chắc cũng chẳng ai nhận ra. Xung quanh có rất nhiều người, nhưng không ai ra tay cứu giúp... Còn chuyện gì đáng sợ hơn thế không ạ?

Để được chú ý tới, cháu gắng hết sức nghĩ thêm xem còn chi tiết nào có thể trình bày với chú cảnh sát không. Cháu đi lấy quả bóng chuyền vẫn đang để ở trước cửa nhà thể chất, rồi đưa cho chú cảnh sát, bảo rằng có thể có dấu vân tay hung thủ trên đó. Cháu còn vào phòng thay đồ nữ bên cạnh, tái hiện tư thế nằm của Emily khi chúng cháu phát hiện ra thi thể cậu ấy.

Trong lúc cố hết sức như vậy, cảnh sát từ Sở cảnh sát tỉnh cũng tới hỏi cháu chi tiết về hung thủ. Vui sướng vì được để ý tới, cháu đã cố gắng nhớ ra, nhưng những chi tiết nhỏ, đặc biệt là khuôn mặt thì đành chịu. Không phải là không nhớ ra, mà như đã nói lúc trước, cháu hầu như không nhìn rõ cái gì cả. Người đầu tiên làm rơi quả bóng khi đang chuyền liên tục 100 quả là cháu, người khiến quả bóng lăn về phía hung thủ cũng là cháu. Cháu cay đắng nghĩ, nếu đeo chiếc kính mọi ngày, có thể không thấy được nốt ruồi hay những vết sẹo nhỏ nhưng chí ít cũng nhận ra những đặc điểm đại khái.

Cháu thật giận mẹ đã lấy lý do chị không làm được mà sai cháu trèo lên ghế lau dọn kệ đồ đầy bụi. Và giận mẹ vì người dân trong thị trấn đã đổ dồn về đây cả, vậy mà vẫn chưa thấy bóng dáng mẹ đâu. Nhưng có thể vì nhà cháu tuy ở khu phía Tây nhưng khá xa trường nên mẹ biết về vụ việc này muộn hơn những người khác. Chắc mẹ sắp tới đón mình rồi. Cháu vừa đợi vừa hy vọng như vậy. Bởi tuy giận, nhưng cháu cũng rất yêu mẹ.

Cuộc điều tra vẫn tiếp tục được tiến hành tới nửa đêm, nhưng khoảng chín giờ, chú cảnh sát đã đưa cháu về nhà. Vừa mở cửa nhà, nhìn thấy chú cảnh sát, mẹ cháu liền tỏ vẻ ngượng ngùng khó xử.

"Ôi, xin lỗi anh. Tôi đang định đi đón con bé. Tôi nghe chị Shinohara gọi điện báo là ở trường đã xảy ra vụ việc nghiêm trọng, nhưng hôm nay con bé lớn nhà tôi bị ốm từ sáng. Vâng, con bé bị hen suyễn nặng lắm. Thành thử chẳng ăn uống được gì, nó nói bữa tối chắc có thể ăn xúp rau củ, nên tôi đang làm món đó cho nó đây. Vâng, đó là món xúp rau củ nguội của riêng tôi, dù con bé có khó chịu trong người thế nào, nó vẫn ăn được món này. Vả lại, chồng tôi là con trai trưởng, nên ngày hôm nay thực sự bận rộn lắm..."

Nhìn mẹ vẫn cười giả lả kể những chuyện tầm phào này khi có một người vừa bị giết, nước mắt cháu chợt trào ra. Không hiểu vì xấu hổ hay là vì buồn nữa... Cháu nhớ lại hình ảnh cô ôm lấy thi thể Emily gào khóc. Cháu nghĩ, nếu là chị cháu, mẹ sẽ ôm lấy chị và khóc, nhưng nếu là cháu, thì dù cháu bị giết chắc mẹ cũng chẳng tới hiện trường đâu.

Bố cháu ạ? Nghe nói bố cháu đã ngồi nhậu cùng các chú bác trong họ từ trưa, đến chiều thì say quắc cần câu và nằm bẹp một chỗ rồi. Nhưng dù bố có tỉnh, cháu cũng không chắc bố có đến đón mình không. Có thể bố sẽ kêu phiền và không tới. Một người nối dõi gia tộc lớn lên trong sự bảo bọc như bố chẳng có vẻ gì là quan tâm tới một đứa trẻ không được chọn để tiếp gót ông, đặc biệt là cô con gái út không được như kỳ vọng của ông. Dù tài sản của ông có được mấy đồng đâu chứ.

Thấy cháu khóc, mẹ lại nói thêm một câu như muốn giội thêm một cú đấm:

"Yuka đã học lớp bốn rồi còn gì. Con có thể tự về một mình mà."

Tôi như nghe thấy tiếng nói trong lòng mẹ, rằng Nếu con tự về thì mẹ đâu cần phải xấu hổ với chú cảnh sát thế này. Đối với mẹ, tôi có cũng được, không cũng chẳng sao. Bố mẹ mà còn như thế này, thì giống tầm nhìn bị mờ ấy, dù là người có thị lực tốt đến đâu cũng không thể nhìn thấy hình dáng của cháu.

Giữa lúc cháu nghĩ thế thì chú cảnh sát đứng bên cạnh đã nói:

"Là do chúng tôi đã giữ cháu lại đấy ạ. Rất xin lỗi chị."

Và rồi, nhìn sang cháu, chú cúi thân hình to lớn của mình xuống và nhẹ nhàng xoa đầu cháu.

"Cảm ơn cô bé nhé, rõ ràng rất sợ mà vẫn kể lại ngọn ngành cho bọn chú. Những chuyện còn lại hãy yên tâm giao cho bọn chú, hôm nay phải đi ngủ sớm đấy nhé."

Đôi bàn tay chú to, thô ráp và ấm áp như bao phủ toàn bộ mái đầu cháu. Đến lúc này, cháu vẫn chưa quên cảm giác ấy. Có lẽ từ ngày ấy, cháu đã luôn luôn kiếm tìm một bàn tay như thế.

Sau vụ án, thứ thay đổi nhiều nhất chính là thái độ của chị đối với cháu.

Có lẽ cảm thấy có lỗi vì đã không đi đón cháu, mẹ bắt đầu đối xử với cháu ân cần hơn hẳn. Không có gì ghê gớm lắm, chỉ là mẹ hỏi cháu có bị chán ăn không, có thích ăn món gì không, để mẹ sang thị trấn bên cạnh thuê cho mấy cuốn băng đĩa hay hay nhé; nhưng đây là lần đầu tiên mẹ hỏi cháu những chuyện đó.

"Thế thì con muốn ăn món gratin*ạ."

Gratin là một cách chế biến thức ăn mà trong đó nguyên liệu chính được phủ một lớp vỏ nướng giòn từ vụn bánh mì, phô mai bào, hoặc trứng/bơ. Gratin vừa có thể là món mặn, lại vừa có thể là một món tráng miệng.

Cháu đã dặn mẹ như thế, vậy mà món ăn trên bàn tối hôm đó lại là mì lạnh và salad thịt gà hấp. Mẹ viện cớ, vì chị bảo ăn các món ăn nóng vào sẽ bị khó chịu. Vậy đấy. Chuyện băng đĩa cũng thế, mẹ nói băng đĩa hoạt hình ồn ào chị sẽ không thích, nên cuối cùng không thuê cho cháu cuốn băng nào.

Rốt cuộc lúc nào cũng chỉ chị thôi. Mọi người đều mong con bị giết quách đi cho rảnh chứ gì.

Không thể chịu đựng nổi, cháu hất tung bát mì và hét lên. Đó là lần đầu tiên cháu có thái độ như vậy. Trước giờ cháu đều nhẫn nhịn vì chị gái sức khỏe yếu, nhưng lúc đó, cháu đã nghĩ rõ ràng mình phải chịu đựng nhiều hơn chị ấy. Thấy vậy, chị cháu khóc lóc ầm ĩ.

"Lỗi của con. Tất cả là tại con. Nếu con khỏe mạnh hơn, thì Yuka đã không gặp phải chuyện không vui này. Thấy Yuka buồn bực, lẽ ra con có thể nấu món gratin cho em, thế mà con lại không làm được. Giá như con không phải sinh ra trong cơ thể này... Sao chỉ mình con phải chịu đựng những chuyện khổ sở như thế này hả mẹ? Mẹ cho con biết đi."

Thấy chị khóc lóc kêu than như vậy, mẹ liền ôm chặt lấy chị và khóc to, "Mẹ xin lỗi, Mayu, cho mẹ xin lỗi." Đây là chuyện ngay sau hôm xảy ra vụ án mạng.

Sau ngày hôm đó, mỗi lần mẹ phải đi cùng cháu tới các buổi thẩm vấn nhân chứng, sức khỏe của chị cháu chắc chắn sẽ có vấn đề gì đó, nên mẹ thường nhờ mẹ Maki dẫn cháu đi. Mỗi khi trên ti vi đưa tin về vụ án giết Emily, bố quay sang hỏi cháu rằng ở phòng thẩm vấn họ đã hỏi cháu những gì, chị sẽ buông đũa không ăn nữa vì cả nhà nói tới chuyện ghê rợn khiến chị không nuốt nổi. Dần dần, vì chị mà trong nhà cháu việc nhắc đến vụ án bị coi là một điều cấm kỵ. Giống như từ trước đến nay, người được mọi người quan tâm chiều chuộng chỉ có chị cháu, còn cháu hoàn toàn bị lờ đi.

Cháu bỏ cuộc vì biết dù có phàn nàn cũng không thay đổi được gì nhưng không có nghĩa là cháu bình thản với chuyện ấy. Chẳng những vậy, ngày qua ngày, nỗi lo lắng của cháu càng lúc càng dâng lên. Bởi cháu đã tin rằng cảnh sát sẽ nhanh chóng bắt được hung thủ, nhưng chẳng có dấu hiệu gì cho thấy điều đó cả. Có thể theo một nghĩa nào đó, đấy là do lỗi của chúng cháu. Vì vụ án có tới bốn nhân chứng dù là trẻ con, vậy mà cả bốn đều nói không nhớ mặt hung thủ. Sae nhút nhát, Akiko ngày thường đầu óc lơ đãng, lại còn bị thương ở đầu, hai người đó không nhớ thì đã đành. Vậy mà ngay cả Maki cũng nói không nhớ, thật không thể tin nổi. Bởi ngay cả cháu, nhìn thấy gì sẽ nhớ cái đó, nữa là Maki.

Nhưng cháu nghĩ đó không phải lý do duy nhất khiến việc điều tra gặp khó khăn. Như việc hôm đó là ngày lễ Obon chẳng hạn. Giả sử hung thủ tới đây bằng ô tô, nếu là ngày thường chắc chắn sẽ có người để ý một chiếc xe lạ chạy trong thị trấn. Nhưng nếu là ngày Obon, mọi người có gia đình cùng về sẽ không đi tàu điện mà lái xe, thành thử trên mọi ngóc ngách trong thị trấn sẽ xuất hiện những chiếc xe thuê hoặc xe có biển số ở tỉnh khác. Vì thế sẽ chẳng mấy ai trình báo về việc trông thấy xe đáng ngờ cả.

Ngoài ra, dù thấy những người lạ đi bộ trên đường, thì miễn người đó không có gì quá đặc biệt như máu chảy đầy người, mọi người sẽ chỉ nghĩ đó là họ hàng thân thích của ai đó thôi. Nếu tên hung thủ thay bộ đồ lao động ra, cất vào túi du lịch xách đi, người ta cũng chỉ nghĩ hắn ta đang về thăm quê là cùng.

Vả lại, cháu cho rằng, nếu là năm trước đó, thì dù đang trong đợt Obon, chỉ cần có người lạ xuất hiện, sẽ có người thắc mắc không biết đó là người ở đâu, nhưng kể từ khi có nhà máy của công ty chế tạo máy Adachi, thì đường phố đã toàn những người lạ mặt, do vậy sẽ có ít người để ý tới những người lạ hơn. Chắc hẳn sự thờ ơ của người thành phố chính là nguyên do gây ra việc này trước nay chưa từng có.

Nếu đã quen với sự thờ ơ, có lẽ người ta sẽ cảm thấy dễ chịu với nó, nhưng cháu, dù làm cách nào vẫn không thoát khỏi cảm giác muốn được ai đó quan tâm đến mình. Lúc đó, người hiện lên trong đầu cháu chính là chú Ando, chú cảnh sát trực đã đưa cháu về nhà sau khi xảy ra vụ án mạng. Nếu là chú Ando, chắc chắn chú ấy sẽ chăm chú lắng nghe câu chuyện của cháu, và sẽ bảo vệ cháu khỏi tên hung thủ. Cháu bắt đầu cố gắng tìm lý do để tới đồn gặp chú.

Cũng đúng thôi. Một người có vẻ dễ mến và giỏi giao tiếp như cô hẳn sẽ nghĩ tại sao lại cần lý do mới tới đó được. Nếu là cô, chắc cô sẽ dễ dàng tươi cười bước vào, tự nhiên mà kể chuyện ở trường, rồi chuyện vô thưởng vô phạt trên trời dưới đất. Nhưng cháu hồi ấy thì chịu. Cháu nghĩ, nếu bước vào và bị chú ấy hỏi, "Có chuyện gì vậy" mà mình không trả lời được, chắc chắn cháu sẽ bỏ chạy khỏi đó. Chỉ trừ chị cháu, nhà cháu làm nông nên bất kể thứ Bảy Chủ nhật, từ khi cháu bắt đầu hiểu chuyện, mọi người đã xua cháu đi chơi và nói, "Bố mẹ bận lắm, con ra kia chơi đi." Không ai dạy cháu rằng chúng ta không cần lý do gì để làm nũng hay yêu cầu người khác quan tâm đến mình cả.

Ban đầu, cháu tới đó để trình báo những việc có thể dùng làm manh mối phá án, ví dụ tuy không nhớ khuôn mặt nhưng giọng nói của hung thủ có vẻ giống nghệ sĩ nào đó; hoặc những thông tin không mấy hữu ích như trong khu phía Tây của thị trấn có tới hai mươi mấy nhà có búp bê Pháp, nhưng những con búp bê Pháp bị trộm trong đêm hội đều là những con thuộc top mười con đẹp nhất trong bảng xếp hạng của chúng cháu...

Một vài lần cháu đến để đưa những đồng xu rơi bên lề đường. Nhưng mọi người không làm rơi nhiều đến thế, nên về sau mỗi lần cháu lại lấy đồng một trăm yên từ trong ví của mình đem tới. Giờ nghĩ lại, nếu phải trả tiền để được gặp và tâm sự với một người nào đó, thì thật chẳng khác gì tìm tới trai bao cả. Thực ra, khoảng mười năm sau, có một dạo cháu đã chìm đắm vào dịch vụ ấy, nhưng đến giờ cháu mới nhận ra bản chất của việc mình làm năm xưa.

Thật lòng mà nói, cháu rất ghét cô, ngay cả lúc này cũng khó mà nói được rằng cháu cảm thấy thoải mái. Nhưng khi nói chuyện với người khác, chúng ta sẽ phát hiện những điều mà nếu chỉ có mình mình sẽ không nhận ra được. Sau vụ án, bốn đứa chúng cháu không còn chơi với nhau nữa, cũng chưa từng thảo luận về vụ án cùng nhau. Giá như bốn đứa cháu nói chuyện với nhau nhiều hơn, có lẽ đã không xảy ra những chuyện khác thường thế này.

Chuyện khác thường, trong trường hợp của cháu... Lần đầu tiên cháu ăn trộm là nửa năm sau ngày xảy ra vụ án.

Ui da, đau quá... Cô chờ cháu khoảng năm phút nhé...

Những người bạn thường chơi cùng như một thói quen hằng ngày bỗng trở nên xa cách, người chị từng rất dịu dàng giờ nhìn mình bằng ánh mắt thù địch, tái xác nhận việc bản thân không được bố mẹ yêu thương, những lý do đến đồn cảnh sát cũng cạn kiệt, thật là những ngày tháng cô đơn cùng cực... Đúng lúc đó, cháu cần một cây bút chì 4B dùng để vẽ bóng trong giờ học vẽ ở trường, cháu phải đi mua mới, nhưng trong ví cháu lại chỉ còn ba mươi yên.

"Con cần bút chì cho giờ học vẽ ạ..." Nghe cháu nói vậy, mẹ bảo, "Vừa hôm trước mẹ cho con tiền tiêu vặt rồi còn gì. Lấy tiền đó ra mua đi." Cháu không dám kể thật với mẹ, đành nắm chặt ba mươi yên đến cửa hàng văn phòng phẩm, ở đó một chiếc bút chì 4B có giá năm mươi yên.

Trong cửa hàng văn phòng phẩm nhỏ gần trường chỉ có một bà lão trông hàng. Cháu cầm lấy cây bút chì đặt trong hộp nhựa

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net