TẬP 10

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tập 10

Thưa quí vị, chúng ta tiếp theo bài giảng trước. "Cư hữu thường, nghiệp vô biến", nên học nghiệp, sự nghiệp và gia nghiệp của chúng ta cần phải kinh doanh cho thật tốt, khiến cha mẹ có thể yên tâm.

Lúc nãy cũng vừa đề cập đến ngành nghề cũng nên chọn thích hợp với mình, sau đó tận tâm tận lực phát triển, tuyệt đối không nên đeo đuổi mục tiêu không thiết thực. Rất nhiều người ở trong thời đại này, đều muốn mình mau giàu. Thật ra thiên hạ làm gì có ai cho không bửa cơm trưa nào, cho nên khi có ý này, hãy nhớ câu: "dục tốc tắc bất đạt". Thông thường trong khi họ thay đổi công việc, thật ra tâm họ vô cùng vội vàng nóng nãy. Khi tâm một người vội vàng nóng nãy, lựa chọn có đúng chăng? Rất khó khăn. Khi họ thay đổi công việc, rất có thể lại khiến cha mẹ bắt đầu lo lắng. Hơn nữa mỗi lần họ đổi công việc, trên sự thật đối với họ niềm tin của xã hội đều là một kiểu ảnh hưởng.

Vốn đã kinh doanh tốt với một vài người mối nhưng họ vừa động_ví dụ nói mở bệnh viện, họ là bác sĩ nỗi tiếng của bệnh viện này. Tuy người đến khám bệnh rất đông, nhưng chúng ta thử nghĩ xem, không chỉ là vì chúng ta y thuật giỏi, mà là bệnh viện có rất nhiều cấp trên giỏi lãnh đạo. Có tổng giám đốc, thành tựu công việc này của chúng tôi. Chúng ta cũng nên nghĩ rằng ở bệnh viện này một thời gian dài như vậy, trong thời gian này, rất nhiều người thành tựu cho chúng ta được công việc ổn định, cho nên không thể chỉ nghĩ đến mình giỏi, cần phải phát triển rộng, sau đó lập tức mở một nhà đối diện bệnh viện, tự mình làm chủ. Cách làm này có khả năng sẽ mất đi điều gì? Nhân hòa, lại có thể dẫn đến các đồng sự khác cùng nhau đi mở. Làm người phải làm đâu chắc đó, không nên nông nỗi. Tụ quan trọng hơn là tán. Nếu như không có tán, những oán khí này sẽ trở ngại quý vị phát triển sự nghiệp trong tương lai.

Khi chúng ta làm đâu chắc đó, khiến những cơ hội này nước chảy thành sông, tài phú trong sanh mạng, tuyệt đối không phải quý vị có thể tranh dành được. Tục ngữ nói: "trong số mạng có thì trước sau cũng có, số mạng không có đừng nên cưỡng cầu". Phải thu hoạch ra sao, quan trọng nhất trước hết phải trồng như thế nào? Mấy tiết học trước chúng ta cũng có đề cập đến, nguyên nhân để được giàu có thật sự là phải làm nhiều việc bố thí, cống hiến nhiều cho xã hội. Tài bố thí tự nhiên có thể đạt được của cải.

Như ông Lý Gia Thành giàu nhất HongKong, khoản tiền ông ta quyên hàng năm rất lớn. Tôi từng đến diễn giảng ở Sơn Đầu, ông ta là người Sơn Đầu, họ quyên cho rất nhiều công trình công cộng, xây dựng quê hương. Cho nên chúng ta đối mặt với công việc cũng phải làm đâu chắc đó, không thể làm điều không thiết thực, không thể nông nỗi. Vì chúng ta vừa động sẽ tác động tất cả thân hữu bên cạnh chúng ta. Chúng ta làm việc càng vững vàng sẽ khiến họ càng an tâm.

Chúng ta xem tiếp câu sau và cùng nhau đọc qua một lượt. "Sự tuy tiểu, vật thiện vi, cẩu thiện vi, tử đạo khuy. Vật tuy tiểu, vật tư tàng, cẩu tư tàng, thân tâm thương". "Sự tuy tiểu, vật thiện vi, cẩu thiện vi, tử đạo khuy". Kỳ thật rất nhiều bậc đại thiện đều bắt đầu làm từ việc thiện nhỏ. Rất nhiều người đại ác cũng là tích lũy từ việc ác nhỏ. Lưu Bị có một câu động viên con ông rất quan trọng: "Đừng cho việc thiện nhỏ mà không làm, đừng tưởng việc ác nhỏ nên cứ làm". Ngôn ngữ hành vi của con cái trong gia đình, quý vị đều không thể cẩu thả, quá tùy tiện sau này đi ra ngoài sẽ có khả năng phạm sai lầm lớn. Đương nhiên muốn để bọn trẻ "vật thiện vi", đầu tiên phụ huynh chúng ta phải "vật thiện vi", trước phải làm gương cho con trẻ noi theo. Ví dụ như khi xem ti vi có thể gác chân lên trên bàn chăng? Tuy chỉ là một việc nhỏ nhưng đem đến cho bọn trẻ một mô phạm rất tùy tiện.

Ví dụ như lái xe đi_tôi nhớ ở Thẩm Quyến có một thầy giáo, hôm đó ông ta dẫn theo một em nhỏ, hơn năm tuổi. Vừa chạy xe, đúng lúc gặp đèn đỏ anh ta liền dừng lại. Em nhỏ này thấy thầy dừng lại, liền nói với thầy: Thưa thầy, thầy không cần dừng, cứ trực tiếp chạy qua sau đó quẹo lại. Học từ đâu vậy? Mẹ đứa bé là cảnh sát. Cho nên việc tuy nhỏ nhưng đừng vì thế mà không làm. Thầy giáo này nghe xong cũng rất có mẫn cảm. Điều này nhất định phải thảo luận với phụ huynh gấp. Con cái chúng ta vẫn chưa có thể phán đoán đúng sai, chúng ta đã làm mô phạm sai lầm, điều này thật đáng sợ.

Thầy giáo này nói chuyện cũng rất có nghệ thuật, ông ta đi đến và nói với phụ huynh. Ông nói: hôm nay con quý vị dạy tôi lái xe, dạy tôi lái xe. Mẹ đứa bé lập tức cười to, trong lòng đã biết. Cho nên thưa quí vị, chúng ta làm phụ huynh không thể biết sai mà vẫn phạm sai, như vậy thật không tốt. Từ rất nhiều chi tiết nhỏ, chúng ta cần phải có độ mẫn cảm, phải làm gương cho bọn trẻ. Khi quý vị có thái độ như vậy, chắc chắn quý vị đột nhiên cảm thấy, đức hạnh và học vấn của con mình ngày càng tăng trưởng. Đối với trẻ con có rất nhiều chuyện chúng ta cần phải dặn dò, đặc biệt là phương diện an toàn. Chỉ cần những động tác tạo thành sự nguy hiểm cho sinh mạng, nhất định phải thường xuyên cảnh tĩnh, mà có khi còn không thể chỉ nhắc nhở một lần, cần phải không mệt mõi. Phương diện nào cần cảnh tĩnh? Các bậc cha mẹ à, phương diện nào cần cảnh tĩnh? Đi qua đường, điều này thứ nhất là an toàn, thứ hai là giữ thái độ có quy cũ. Chỉ cần là vấn đề an toàn, hoặc là vấn đề giữ quy tắc, thì nhất định phải tuân thủ.

Như thời gian nghĩ hè, thường phát sinh một vài chuyện ngoài ý muốn. Các em nhỏ chơi pháo hoa tạo thành hỏa hoạn, chúng hẹn nhau đi bơi, lại không đi thưa về trình, nên các bậc tổ tông thường nói: "lạc bất khả cực", vui quá sanh bi ai. Những điều này nên phải dặn dò từ nhỏ, nếu thường dặn dò bọn trẻ như vậy, độ mẫn cảm của chúng đối với sự an toàn sẽ rất cao. Ví dụ như khi bưng nước nóng, quý vị phải để chúng cẩn thận một chút. Như vậy có thể giảm đi rất nhiều phát sinh ngoài ý muốn.

Ngoài việc phải chú ý an toàn chính mình ra, cũng phải nhắc nhở con cái, chỉ cần động tác gây sự nguy hiểm cho người khác, tuyệt đối không nên làm. Khi chúng có thái độ như vậy thì lúc nào chúng cũng quán chiếu được, ngôn ngữ hành vi của mình có gây thương tổn cho người khác hay không.

Tôi nhớ có lần đọc được một bài báo, có một đứa bé vì ham đùa, bạn học nó muốn ngồi bàn này, nó lập tức kéo ghế ra khỏi chỗ ngồi, người bạn không chú ý đến nên đã ngồi xuống, xương sống rơi xuống đất rất nghiêm trọng, tạo thành chung thân tàn phế, suốt đời tàn phế. Mượn trường hợp này, chúng ta có cơ hội giáo dục nói với học sinh: Các em xem, một động tác rất nhỏ gây nên nỗi đau rất lớn cho người khác, mấy người đau khổ? Các em xem, người bạn học này không biết phải mất bao nhiêu tuế nguyệt (năm tháng), phải nằm trên dường bệnh. Các bạn nhỏ à, tự mình nằm thử xem, các em chỉ cần nằm ba ngày thì toàn thân mệt mỏi. Không chỉ mình người bạn học đó đau khổ, còn có người đau khổ hơn bạn ấy, là cha mẹ bạn ấy. Nhìn thấy một đứa trẻ nuôi hơn mười năm, nay trở thành như vậy. Mỗi lần nhìn thấy, tin rằng đây là một kiểu dày vò, nên đối với cha mẹ cũng là sự tổn thương suốt đời. Một người không chỉ cha mẹ quan tâm họ, tất cả những thân hữu yêu thương họ đều vô cùng thương tâm.

Thế nên các em nhỏ à, các em xem chỉ một động tác nhỏ, đã tạo thành nỗi đau cho rất nhiều người, điều này tuyệt đối không được làm, nên "sự tuy tiểu, vật thiện vi", đây là vấn đề về phương diện an toàn.

Ở phương diện quy cũ, chúng ta cũng phải nói với các bạn nhỏ, cần phải giữ quy tắc. "Sự tuy tiểu, vật thiện vi", không thể tùy tiện vứt rác lung tung, vứt rác xem ra chỉ là một chuyện rất nhỏ, nhưng khi vứt rác trở thành thói quen, như vậy tương lai không chỉ làm mất mặt gia đình, còn có thể sẽ mất mặt quốc gia.

Đã từng nói qua, khi leo núi. Nếu quý vị không biết đường đi thì như thế nào? Trèo như thế nào? Trèo theo chỗ có rác, điều này xem ra rất dễ dàng. Chúng ta nghĩ sâu sắc hơn, đó là hành vi bi ai của con người. Không chỉ không có lòng hổ thẹn, đối với đại tự nhiên cũng không biết yêu thương bảo vệ. Mấy ngàn năm người xưa có như vậy chăng? Có không? Người xưa mấy ngàn năm tiếp thu giáo huấn của thánh hiền, "thiên vi phụ, địa vi mẫu", phải yêu thương quý trọng mảnh đất đã trưởng dưỡng chúng ta. Cho nên dù là vứt rác cũng không thể tùy tiện.

Trên mạng internet, từng đưa ba bản tin _trên mạng. Thứ nhất ở cảng Trân Châu nước Mỹ, cảng Trân Châu nước Mỹ, trên thùng rác đều viết một hàng chữ Trung Quốc. Cảng Trân Châu là nói bằng tiếng anh ở trên viết "xin bỏ rác vào đây", vứt ở đây, viết cho ai xem? Thứ hai ở hoàng cung Thái Lan cũng là trọng điểm du lịch có tính quốc tế, ở nhà vệ sinh cũng viết một hàng chữ: "đi xong nhớ dội nước", cũng là viết bằng chữ Trung Quốc, viết cho ai xem? Viết cho người Trung Quốc xem.

Ở viện thánh mẫu Paris, cũng viết một hàng chữ Trung Quốc: "xin đừng nói chuyện lớn tiếng", những điều này đều là chuyện nhỏ, một là nói chuyện, hai là dội nhà vệ sinh, ba là vứt rác. Ba việc nhỏ đã hình thành nên một chuyện lớn, chuyện lớn như thế nào? Người Trung Quốc đã bị những động tác nhỏ này làm mất mặt trên toàn thế giới. Chúng ta nói với các em nhỏ những điều này. Các em đều nói: thưa thầy, vậy thì xóa nó đi. Tôi nói xóa như thế nào? Một người làm việc sai lầm, người ta nói quý vị, quý vị bịt miệng họ lại, họ sẽ không nói nữa sao? Quý vị bịt miệng của một người, nhưng có thể bịt được miệng tất cả mọi người chăng? Không thể. Chúng ta nên cảm thấy xấu hổ. Không thể làm mất mặt đất nước mình, nên bắt đầu làm cho tốt từ chính mình, không nên vứt rác lung tung, phải duy trì vệ sinh công cộng, an ninh công cộng.

Thưa các bạn, chúng ta suy nghĩ thêm một chút. Quý vị đã đến hoàng cung Thái Lan chưa? Quý vị đều rất có phước báo, đều đã đến đó. Quý vị đã từng đến Paris nước Pháp chăng? Tôi tin rằng đại đa số người Trung Quốc đều chưa đi, có thể đi đều là hạng người nào? Lưu học sinh, người giàu có, địa vị xã hội không kém. Có thấy người nông phu ở nông thôn đi viện thánh mẫu nước Pháp chăng? Rất ít. Những người đi đều là có địa vị trong xã hội, lại là người học thức cao. Hành vi biểu hiện ra, đến quy phạm trong sinh hoạt cũng không làm tốt. Điều này nói lên rằng, học lực không nói lên là có giáo dục. Học lực chưa chắc đã biết làm người. Giáo dục quan trọng nhất chính là hướng dẫn một người có thái độ làm người, làm việc chính xác mới đúng. Trong trường học nếu không thể dạy điều này. Quan trọng hơn nữa chính là giáo dục gia đình, trước phải cắm chặt căn bản mới được. Thật ra thầy cô giáo ở trường, đều dạy rất tận tâm tận lực, nhưng vì họ một người, phải đối diện với mấy chục em, đích thực không dễ. Duy có phụ huynh tích cực phối hợp nhiều với thầy giáo. Hành vi sinh hoạt của con cái sẽ dễ theo nề nếp cũ. Cho nên ở phương diện an toàn, phương diện quy cũ đều nên nhớ, việc tuy nhỏ cũng không nên tùy tiện. Nếu làm thì "cẩu thiện vi, tử đạo khuy".

Chúng ta làm chức trách của con cháu Viêm Hoàng cũng là thiệt thòi. Lúc nhỏ rất sợ người khác nói mình: hành vi này của bạn thật không có gia giáo. Khi nghe đến không có gia giáo, bất luận chúng ta làm gì, lập tức sẽ như thế nào? Trở thành bớt phóng túng, vì sinh ra sợ hành vi của chính mình khiến cha mẹ mất mặt. "Thân hữu thương, di thân ưu", "đức hữu thương" sẽ "di thân tu", nên lòng hổ thẹn đối với một người vô cùng quan trọng.

Chúng ta xem tiếp câu sau: "vật tuy tiểu, vật tư tàng, cẩu tư tàng, thân tâm thương". Khi trẻ em chúng chưa có thể phán đoán đúng sai, có khi thuận tay lấy cắp đồ vật, có khi chúng cảm thấy rất vui. Làm cha mẹ dạy dỗ con cái, đích thực phải rất dụng tâm, vì con cái làm một vài hành vi không tốt, lập tức biểu hiện ở đâu? Trên mặt, chúng sẽ chột dạ.

Có một bà mẹ đã phát giác, hôm nay con mình trở về sắc mặt có khác. Bà liền đến dở túi sách, kết quả phát hiện trong đó có mấy trái táo. Kỳ lạ, sao lại có mấy trái táo? Lập tức hỏi con mình, đương nhiên đứa bé có thể trong một lúc không phản ứng kịp rất lo lắng nên lắp ba lắp bắp. Sau cùng cũng khai, cùng mấy người bạn học đi qua tiệm trái cây, thuận tay nên lấy, thật ra chúng không nhất định muốn ăn, là vài người bạn học như tổ ông, không khí đó khiến nó cảm thấy thích thú.

Người mẹ này không nói lời nào, lập tức dẫn con mình đến tiệm trái cây. Khi đến trước là cúi đầu trước chủ tiệm, sau đó xin lỗi họ. Chủ tiệm vẫn đang bận, cũng không biết xãy ra chuyện gì. Bà nói: con trai tôi lấy của quý vị mấy trái táo. Ông chủ này còn cảm thấy không sao. Bà mẹ liền lấy tiền trả cho ông, sau đó yêu cầu con trai xin lỗi ông chủ. Khi lần đầu chúng phạm sai lầm, quý vị lập tức ngăn chặn, chúng sẽ ghi nhớ suốt đời, không bao giờ tái phạm. Khi chúng nhìn thấy mẹ cúi mình chuộc tội trước người ta, thật ra trong lòng đứa trẻ sẽ như thế nào? Cảm thấy rất xấu hổ, nên thân giáo của người mẹ làm thức dậy lòng hổ thẹn, nhục nhã của đứa bé. Bọn trẻ không thể không phạm sai lầm, nhưng chỉ cần chúng phạm sai, chúng ta có thể đúng lúc hướng dẫn chúng, trái lại đều là cơ hội giáo dục rất tốt.

Có một bà mẹ khác dẫn con đi dạo nhà sách. Sau khi đi dạo, vì rất nhiều cuốn sổ đều có để một chìa khóa nhỏ, đứa bé liền cầm chìa khóa. Khi người mẹ đi ra ngoài, phát hiện đã lấy của người ta cái chìa khóa, liền cầm trở lại trả cho cô thu ngân. Cô thu ngân nói: cái này trả lại cũng không biết để ở đâu, thôi tặng cho quý vị. Lúc đó bà mẹ cũng không lưu tâm nên cầm về nhà. Sau đó đứa con đi học, bà ta đột nhiên phát hiện được, con mình thường thuận tay lấy một vài đồ vật của bạn học về nhà.

Nên khi con còn chưa phán đoán được đúng sai, chúng làm một động tác sai lầm, quý vị không chỉnh sửa nó, có thể về sau chúng sẽ trở thành thói quen. Cho nên làm cha mẹ khi con trước năm sáu tuổi nên bỏ nhiều công sức, cẩn thận hướng dẫn, tin rằng những chuyện tốt xấu đúng sai, được cắm rễ thật vững chắc.

Các bà mẹ thời xưa đều ghi nhớ, giáo huấn con cái phải, "nhất qua nhất quả chi phất tham", dù chỉ một quả cây cũng không được tham. "Bất ty bất hào chi bất cẩu", tuyệt đối không để con cái tập thành hành vi tham lợi dù rất nhỏ. Tục ngữ nói: lúc nhỏ ăn cắp cây kim, lớn lên có thể cắp vàng. Dạy dỗ con cái vật tuy nhỏ cũng đừng cất dấu, không nên lấy đồ dùng của người khác, như vậy lâu ngày sẽ ảnh hưởng rất sâu xa. Vì chúng tham, đến sau cùng rất có thể thứ mà chúng muốn, chúng sẽ không từ thủ đoạn để trộm cướp.

Nên tập cho con thói không tham, về sau chúng sẽ nuôi dưỡng thành tâm liêm khiết, liêm khiết vô cùng quan trọng. Thời xưa nói "cữ hiếu liêm". Vì sao phải dùng hiếu và liêm để đo lường một người, có thể phục vụ cho quốc gia hay không? Chúng ta xem xem "hiếu- đức chi bổn", căn bản làm người là ở hiếu. Liêm là căn bản của làm việc. Khi có liêm khiết, trong lúc họ làm việc mới không mưu đồ tư lợi cho mình, mới có thể đại công vô tư làm tốt công việc. Cho nên căn bản làm người và làm việc chính là ở hiếu và liêm. Chính trị của một quốc gia tốt hay không, tốt nhìn từ đâu? Từ liêm khiết hay không. Cho nên liêm chính là căn bản của chính trị.

Ngày nay chúng ta thấy, người theo chính trị không liêm khiết, thì nhân dân quốc gia này sinh hoạt sẽ rất cực khổ. Hiện nay xã hội có rất nhiều hiện tượng, chúng ta thử quay đầu nhìn lại, căn bản đều là vấn đề giáo dục. Vì giáo dục đã lãng quên một thời gian, hiện nay chúng ta báo oán cũng vô dụng. Cần phải bắt đầu từ chính mình, bắt đầu từ mỗi vị phụ huynh, từ mỗi thầy cô giáo, dạy bọn trẻ không tham, trưởng dưỡng lòng liêm khiết cho chúng. Như vậy xã hội của mấy mươi năm sau mới ngày càng tốt đẹp. Khi mấy mươi năm sau xã hội ngày càng liêm khiết, ngày càng biết hiếu kính cha mẹ trưởng bối. Như vậy tuổi già của chúng ta mới như thế nào? Mới có tiền đồ để nói.

Nên công sức của các bậc cha mẹ và của thầy cô giáo, tuyệt đối sẽ không uổng phí. "Vật tư tàng", thứ nhất là không tham, tiếp đến có khi không phải vật của mình, không nên chiếm làm của mình để mình hưởng thụ. Phải biết cách bỏ ra, sau đó bồi dưỡng con cái có một thái độ khẳng khái. Nếu không bọn trẻ thích vật gì, tất cả chỉ hy vọng mình ăn một mình, như vậy bụng dạ chúng ngày thêm hẹp hòi.

Tôi nhớ có mấy em nhỏ cùng đi học, chúng ở cùng nhau. Trong đó có mẹ của một em đem mấy hộp sữa đến cho con mình, đem đến đâu cho nó? Đem vào trong phòng, sau đó nói với con: những thứ này để con uống. Rất sợ các bạn nhỏ khác thấy. Khi con bà uống hộp sữa này cũng phải như thế nào? Lén lén lút lút. Không sai, dinh dưỡng này đích thực để cho nó uống nhưng đối với nhân cách của nó là ảnh hưởng như thế nào? Tôi tin rằng nó uống mấy hộp sữa đó cũng không thoải mái, trạng thái hấp thu cũng không tốt vì phải lén lén lút lút. Thầy giáo của chúng rất tỉ mĩ, quan sát được điểm này, tối hôm đó liền nói với đứa bé: Con có nhiều sữa như vậy chỉ thưởng thức một mình, không cùng mọi người thưởng thức. Có gì ngon nên chia sẽ với bạn bè, con có đồng ý đem ra để mọi người uống chăng?

Đứa bé cũng rất đơn thuần, nó nói: được, liền đem tất cả sữa đổ vào trong cái bình. Các bạn học khác đều rất hoan hỷ vì có người mời uống sữa. Sau đó mỗi người rót một ít, một hiện tượng rất vi diệu phát sinh. Khi có người rất bằng lòng bỏ ra, liền thức tĩnh lòng hoan hỷ của rất nhiều người, cũng biết nghĩ cho người khác. Khi sữa rót quá nhiều, các bạn nhỏ này liền nói, được rồi được rồi, các bạn học khác vẫn còn muốn uống. Khi mỗi người đều đã rót xong sữa thì cùng nhau uống. Cho ra so với nhận vào càng có phước. Vì khi mấy người bạn học này uống đều cùng nói cám ơn người bạn này nên nó cũng rất vui. Tối hôm đó nó viết nhật ký, liền nhắc đến chuyện hôm nay mời mọi người uống sữa, cảm thấy ly sữa đó có mùi thơm rất đặc biệt, uống rất ngon. Khi mẹ nó coi nhật ký của nó, thì ra con mình khẳng khái như vậy còn cảm thấy mời người khác rất hoan hỷ. Người mẹ đột nhiên cảm thấy, phải chăng mình đã làm điều không đúng. "Tài tán tắc nhân tụ", con người phải khẳng khái mới có thể được nhân hòa, nhân sinh và sự nghiệp mới phát triển nên khẳng khái không tham của chúng ta, đều có thể làm tấm gương tốt cho con.

Ngày xưa có một người tên là Dương Chấn, Dương Chấn thời nhà Hán. Ông làm quan rất thanh liêm, thường giúp quốc gia tuyển một số nhân tài tốt, cùng phục vụ cho đất nước. Khi ông làm thái thú ở Đông Lai, đã giới thiệu một người có học tên là Vương Mật, giới thiệu anh ta làm xướng ấp lệnh, cũng là một quan chức. Người này rất cảm tạ ông, nên một hôm nọ đã đem một số vàng đến tặng Dương Chấn. Dương Chấn thấy anh ta muốn tặng vàng cho mình nên nói với Vương Mật. Ông nói: tôi rất hiểu anh nên giới thiệu anh làm quan, nhưng tại sao anh không hiểu tôi mà còn đem vàng tặng cho tôi.

Vương Mật nói với ông: điều này không liên quan gì, đây chỉ là một chút tâm ý của tôi, bây giờ tuyệt đối không có ai biết. Dương Chấn liền nói: sao lại không có ai biết? Trời biết, đất biết, anh biết, tôi cũng biết. Thế nên phẩm chất của một người, từ đâu nhận ra được? Chỗ mà không ai nhìn thấy, mới có thể hiển hiện tiết tháo của một người. Sau khi Vương Mật nghe xong, cảm thấy rất xấu hổ liền ra về. Vì Dương Chấn vô cùng thanh liêm, nên tấm gương này cũng truyền lại cho con cháu đời sau của ông. Con ông là Bỉnh, cháu ông là Tư, cháu tôn của ông là Bưu, tất cả đều làm quan đến vị trí tam công đều là quan lớn của quốc gia.

Tuy không tham lam vàng bạc nhưng đã đạt được lớn hơn là công đức và phúc phần. Có câu "tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh", ngoài hồi báo phước báo, càng quan trọng là gương mẫu của đức hạnh. Cho nên chúng ta cũng cần làm gương tốt cho con.

Lại dẫn dắt bọn trẻ, đối với vật công cộng cũng phải yêu thương, vật công cộng không thể lấy dùng riêng, đây cũng là điểm rất quan trọng. Tôi từng gặp qua rất nhiều người thành công, họ đều đề cập đến, mới đầu cha mẹ họ làm công chức. Chỉ cần là không phải việc công ty, tuyệt đối không dùng xe công ty đi làm, thậm chí điện thoại ở nhà cũng không dùng cho riêng mình, vô cùng liêm khiết, để lại cho con cái ấn tượng rất sâu sắc.

Tôi

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net