TẬP 21

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tập 21

Chào mọi người buổi tối! Buổi sáng, trong Xuất Tắc Để, chúng ta đề cập đến cách tiếp đãi khách, cách chào hỏi, và lễ nghi tiễn khách cũng đều có nhắc đến.

Trong lễ nghi tiếp khách, còn có một lễ nghi nữa cũng không được coi thường, chính là cách tiếp điện thoại. Chúng ta thấy các em hiện nay, chúng có biết tiếp điện thoại chăng? Tôi từng gọi một cuộc điện thoại, đúng lúc do con của bạn tiếp. Tôi hỏi: ba con có nhà không? Nó nói: không có! Đi đâu? Không biết! Cụp! Liền cúp điện thoại mất. Nếu trẻ em đến tiếp điện thoại cũng không biết, ngoài việc không có tâm cung kính ra, còn khiến sĩ diện trong nhà như thế nào? Đều mất hết. Nên lễ nghi nghe điện thoại chúng ta cũng phải hướng dẫn chúng. Khi các em tiếp điện thoại, chúng ta nên để chúng thao luyện thực tế.

Cầm điện thoại lên: Chào ông! Tôi là Thái Lễ Húc – nói tên mình ra – xin hỏi ông tìm ai? Ví dụ nói: ba con có ở nhà chăng? Nếu ba có ở nhà thì nói: Xin ông đợi một chút, để cháu đi gọi ba. Liền bỏ xuống đi gọi ba nghe điện thoại. Nếu ba không có ở nhà, lúc này trẻ em phải biết nên ứng phó như thế nào. Sau đó có thể thỉnh giáo đối phương: thật ngại quá, ba cháu không có ở nhà, xin hỏi ông là ai? Có việc gì cần cháu chuyển lời đến ba cháu chăng? Tức là có thể hỏi thăm, nói cho cùng, người ta gọi điện đến là nhất định có việc, nên chúng ta phải hỏi rõ ràng, để họ không uổng gọi một cuộc điện thoại.

Cũng có thể hỏi đối phương, xin hỏi ông có việc gấp không? Nếu là việc gấp, có thể lấy số điện thoại di động của ba nói cho đối phương biết. Nếu các em từ nhỏ hiểu được cách ứng đối, thì mức độ thuần thục trong làm việc của chúng sẽ ngày càng cao.

Gọi điện thoại còn có một động tác sau cùng. Khi gọi điện cho trưởng bối xong, nhất định phải đợi trưởng bối gác điện thoại trước, chúng ta mới gác. Vì có thể trưởng bối còn có một vài lời, nếu chúng ta lập tức tắt điện thoại, có thể lời họ chưa kịp nói thì điện thoại đã tắt. Nên động tác này cũng là thể hiện tâm cung kính đối với trưởng bối.

Phần thứ ba là "CẨN", chúng ta nói phải cẩn thận ngôn ngữ hành vi. "Nhất ngôn hưng bang, nhất ngôn tán bang". Nên cuộc sống cẩn thận, có thể tránh được rất nhiều sai lầm, thậm chí tai nạn đều có khả năng.

Có một người bạn, anh ta hẹn ba người bạn cùng ăn cơm, nhưng chỉ đến có hai người, còn một người vẫn chưa đến. Anh ta đứng ở cửa vừa đợi vừa nói, sao mà người nên đến thì chưa đến? Hai vị này ngồi trong nhà, trong đó có một vị bắt đầu khó chịu: Nên đến thì không đến? Phải chăng tôi không nên đến? Người bạn này có chút không vui nên đã ra về. Anh ta xem lại người bạn đã đi, sao người không nên đi thì đi? Rốt cuộc người bạn sau cùng, như vậy tôi là người nên đi? Vậy bữa cơm tối đó ai ăn? Tự mình ăn.

Tuy là một câu chuyện cười, nhưng một người đối với lời mà mình nói ra, cũng nên suy nghĩ ba lần trước khi nói, cũng nên đề cao độ mẫn cảm, lời chúng ta nói ra có làm thương tổn đối phương, phải có mức độ cẩn thận như thế. Tục ngữ cũng có nói, đối diện với người thất ý thì không nên nói chuyện đắc ý. Điều này là trong ngôn ngữ luôn luôn hiển lộ suy nghĩ cho người khác, nên ngôn ngữ hành vi đều phải cẩn thận. Căn bản ngôn ngữ hành vi trong ý niệm của một người. Người thật sự tu thân, cẩn thận ở đâu? Cẩn thận trong khi khởi tâm động niệm. Khi ý niệm đều có thể cẩn thận, thì ngôn ngữ hành vi sẽ không có sự thiên lệch quá lớn.

Ví dụ nói chúng ta cẩn thận ở phần này, chính là thường phải cẩn thận không thể lãng phí thời gian, không được lãng phí thức ăn. Ý niệm xa xỉ, ý niệm tham lam, ý niệm lười biếng và ý niệm bất kính này khởi lên, lập tức phải điều phục nó. Chúng ta có thể quy nạp giáo huấn về phần "cẩn" này, có thể huấn luyện năng lực của một người trên ba phương diện.

Thứ nhất lực tự chế, thứ hai năng lực sinh hoạt độc lập, thứ ba là năng lực làm việc. Trẻ em hiện nay thiếu ba năng lực này chăng? Nên nhất định phải dạy mới biết. Trước đây chúng ta cũng đề cập đến, ở Sơn Đầu có đứa bé bảy tuổi. Khi thầy cô giáo của chúng dạy Đệ Tử Quy, dạy khoảng một hai tháng. Thầy cô giáo muốn để chúng lên phát biểu về cảm nhận và trưởng thành trong giai đoạn học tập này, vì thế đã mời cha mẹ chúng đến ngồi ở dưới nghe. Đứa bé bảy tuổi này lên nói câu đầu tiên, nó nói: con học Đệ Tử Quy rồi mới biết, thì ra làm người cần phải hiếu thảo, câu nói này có ý nghĩa chăng? Then chốt là ở chỗ "thì ra".

Người lớn chúng ta thường nói, chúng đã lớn thì cần biết, chữ "cần" này có chút độc quyền. Vì giáo huấn của thánh hiền đã bị lãng quên một hai đời nay, nên rất nhiều trẻ em hành vi sai lệch. Đầu tiên chúng ta không nên trách cứ chúng, mà trưởng bối phải phản tỉnh trước, rốt cuộc chúng ta có dạy hay không? Mà dạy không phải chỉ là dạy bằng miệng, có lấy mình làm gương hay không mới được.

Đứa trẻ này nói tiếp, khi con chưa học Đệ Tử Quy, mỗi ngày đều nghĩ làm sao để mưu hại cha mẹ - bảy tuổi - mẹ em ngồi bên dưới đột nhiên ngẹn họng không nói lên lời. Bà tuyệt đối không tin rằng con mình nghĩ đến mưu hại cha mẹ. Các bạn, chúng ta có biết các con đang nghĩ gì chăng? Có biết là mỗi ngày chúng đang làm gì, nói gì chăng? Biết chăng? Khi chúng ta đều không biết chúng đang nghĩ gì, như vậy làm sao dạy được? Thế nên đích thực giáo dục cần phải dụng tâm, cần lòng nhẫn nại. Chúng ta phải bỏ thêm ít thời gian để thấu hiểu các con, quan tâm các con, mới có thể khiến chúng dần dần đi vào quy củ. Vì sao một đứa bé bảy tuổi lại nghĩ đến mưu hại cha mẹ? Đây chính là phụ tử vô thân. Phụ tử hữu thân có khả năng này chăng? Vì sao hiện nay phụ tử vô thân? Nguyên nhân do đâu?

Cha mẹ rất nỗ lực kiếm tiền, không có thời gian gần gũi chúng, vậy chúng thân với ai hơn? Thân với thầy cô giáo dạy thêm, thân với người làm, còn mẹ thì sao? Cha mẹ có khi vì hư vinh, vì sĩ diện nên đưa con đi học thêm rất nhiều, chúng càng học càng chán ghét. Tâm cảnh như vậy, tình cảm như vậy cha mẹ có phát giác ra chăng? Có thể không phát giác ra, nên chúng ta thật sự phải dùng tâm để thấu hiểu tâm tình, nhận xét và suy nghĩ của chúng mới được. Chúng ta nhất định phải tìm ra nguyên nhân, mới dễ dàng tiến thêm bước nữa hướng dẫn chúng.

"Cẩn" ở phần này, trẻ em hiện nay sức tự chế chưa đủ, nên "cẩn" mới bắt đầu đã "triêu khởi tảo, dạ miên trì, lão dị chí, tích thử thời". Tức là một người có thể sống theo quy luật, tuyệt đối không nên thường ngủ dậy muộn, đây cũng là sức tự chế. "Đối ẩm thực, vật giản tắc. Thực thích khả, vật quá tắc". Trên phương diện ẩm thực chúng cũng biết cách tiết chế, đây đều là đang huấn luyện năng lực tự chế của một đứa bé.

Thứ hai là năng lực độc lập trên phương diện cuộc sống. "Trí quan phục, hữu định vị, vật loạn đốn, trí ô uế". Tuy chỉ nói đến hai thứ y phục và mũ phải để đàng hoàng. Chúng ta có thể chỉ dạy hai điều này thôi ư? Nên dạy như thế nào? Tất cả phẩm vật, thậm chí tất cả thời gian đều phải để nó theo quy luật. Có câu "động vật quy nguyên", những vật gì đụng đến đều nên trả lại nguyên chổ. Nhờ năng lực sinh hoạt này, nó mới hiểu làm như thế nào không để sinh hoạt trở nên lẫn lộn.

Nghe nói hiện nay có rất nhiều sinh viên nhờ người làm giặt áo quần giúp họ, giúp họ quét dọn nhà cửa, tiêu tiền của ai? Dùng tiền của cha mẹ để nhờ người đến dọn dẹp. Nên đích thực học sinh hiện nay, trong phương diện năng lực sinh hoạt thật sự cần phải tăng cường. Khi chúng tự mình không chăm sóc được mình, thì sau này trong sự nghiệp và gia nghiệp chúng có thể đảm nhận chăng? Đó là điều rất khó khăn. Chúng ta làm cha mẹ, nếu không để chúng luyện tập nhiều, tất cả mọi việc đều phải tự mình gánh vác, thử hỏi các bậc cha mẹ có thể gánh vác đến khi nào? Hiện nay có rất nhiều người kết hôn và sinh con, giao cho ai? Đều là ông bà nội chăm. Rốt cuộc ông bà nội đến khi nào mới được thanh nhàn? Tôi nghĩ có thể đến khi nhắm mắt cũng không thể thanh nhàn, cuộc sống như vậy có tốt không?

Nhìn bên ngoài thì hình như tôi đang giúp con cái, nhưng sự thật thì bậc làm cha làm mẹ không làm tròn trách nhiệm, cũng chưa học được những bản lĩnh làm sao để làm tròn bổn phận. Vì vậy chúng ta nên đem công việc mà các con nên làm, để cho chúng làm, như vậy cuộc đời chúng mới sống một cách thực tế, mới không hổ thẹn với lòng, như vậy mới viên mãn.

Năng lực thứ ba là năng lực làm việc. "Sự vật mang, mang đa thác. Vật úy nan, vật kinh lược. Sự phi nghi, vật khinh nặc. Cẩu khinh nặc, tiến thoái thác", đây đều là năng lực làm việc. Nên phần "cẩn" này cũng có mấy phương diện có thể nâng cao năng lực của trẻ.

Tiếp theo chúng ta thảo luận từng câu từng câu trong của kinh văn. "Triêu khởi tảo, dạ miên trì, lão dị chí, tích thử thời. Thần tất quán, kiêm sấu khẩu, tiện niệu hồi, triếp tịnh thủ". Đề cập đến thời gian này, các bậc thánh triết ngày xưa rất coi trọng thời gian. Câu nói quen thuộc nhất là: "một tấc thời gian một tấc vàng, tấc vàng khó mua tấc thời gian". Nói là nói như vậy, nhưng quý vị có cảm giác này chăng? Có có cảm giác này hay không? Có, chúng ta thử hỏi xem đứa bé mười mấy tuổi, nó có cảm giác này hay không? Rất khó khăn. Một người vì sao lại quý trọng thời gian như vậy? Chúng ta thấy rất nhiều người đọc sách ngày xưa lưu danh thanh sử, đối với thời gian đều vô cùng trân quý.

Ví dụ như Tư Mã Quang, Tư mã Quang dùng thời gian 19 năm hoàn thành một bộ sách vô cùng quan trọng, gọi là Tư Trị Thống Giám. Ông ta vì sợ mình ngủ quá nhiều, nên dùng gỗ làm một cái gối hình tròn. Gối hình tròn khi ngủ sẽ ra sao? Chỉ cần hơi nghiêng một chút, lập tức bị trượt xuống. Ông chỉ cần tỉnh lại, đã nghỉ ngơi một chút liền lập tức tiếp tục làm việc. Vì có tinh thần thái độ như vậy, nên ông toàn tâm toàn ý hoàn thành tác phẩm lớn này. Động lực nào khiến ông thà ngủ ít cũng phải làm việc nhiều? Các bạn, động lực gì? Động lực vì quốc gia, động lực vì tạo phước cho con cháu mai sau. Bởi lịch sử như một tấm gương vậy, chỉ cần chúng chịu đọc nhuần nhuyễn cuốn Tư Trị Thông Giám, tin rằng cuộc sống sẽ giảm đi rất nhiều những sai lầm không cần thiết. Có câu "kiến vãng năng tri lai", chính là vì ông có sứ mạng này, mới có thể thúc đẩy ông tích cực tinh tấn như vậy, để làm bộ sách này thật tốt.

Ông Vương Dương Minh từng đề cập đến, một người "chí bất lập, vô dĩ thành sự". Một người không lập chí, trong đời này có thể làm việc tốt chăng? Không thể. Biết quý trọng thời gian, đầu tiên phải lập định chí hướng cuộc đời trước. Đời người rất ngắn ngủi, chúng ta vận dụng sinh mạng ngắn ngủi này, phải không phụ công ơn dưỡng dục của cha mẹ, xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc của anh chị em, xứng đáng với sự nhắc nhở của rất nhiều trưởng bối trong quá trình trưởng thành, xứng đáng với đất nước đã chiếu cố rất nhiều cho chúng ta. Nên một người, mỗi niệm đều nhớ đến những ân đức này, họ sẽ tận tâm tận lực hiếu thảo cha mẹ, thương yêu huynh đệ, tiến thêm một bước là cống hiến cho xã hội. Vì thế một người nếu họ có thể quý trọng thời gian, phải bắt đầu từ việc cung kính người khác. Họ đối với cha mẹ, đối với người quan tâm mình đều cung kính, họ sẽ không muốn chà đạp mình, khiến những người quan tâm họ thương tâm đau lòng. Một người biết hoàn thành bổn phận, sứ mạng của cuộc đời mình, không ai hối thúc họ, họ cũng bước nhanh về phía trước. Người thường lơ là với thời gian, chính là không đủ độ mẫn cảm đối với thời gian một đi không trở lại. Có một bậc trí huệ từng nói, một người từ khi sanh ra chỉ có một việc chưa hề dừng lại, việc nào? Chính là từ khi sanh ra không ngừng hướng về con đường lớn tử vong tiến bước, xưa nay chưa hề dừng lại.

Chúng ta vừa đón xong năm mới, chứng tỏ thêm một năm mới nữa lại đến. Một góc độ khác lại nói lên một năm cũ đã qua đi. Chúng ta còn có bao nhiêu việc quan trọng nên làm, nhưng vẫn chưa làm?

Thời nhà Minh có một họa sỹ tên là Văn Gia, ông từng viết một bài thơ, cũng là hy vọng, cảnh tỉnh chúng ta. Ông viết

"Minh nhật phục minh nhật,

Minh nhật hà kỳ đa,

Ngã sanh đãi minh nhật,

Vạn sự thành sa đà".

Nếu chúng ta thường nghĩ còn có ngày mai, còn có sang năm. Thời gian này có thể trôi qua mà chúng ta không hề hay biết, như vậy thì quả thật đáng tiếc.

Tôi đến Hải Khẩu làm hơn bốn tháng, đột nhiên có một cảm nhận rất sâu sắc. Đời người có một sự hối tiếc, chính là khi quý vị cảm thấy có rất nhiều việc quan trọng cần làm, nhất định phải đi làm, nhưng quý vị lại không có năng lực để làm. Lúc đó quý vị sẽ vô cùng hối tiếc, vô cùng đau khổ. Nên khi chúng ta có cơ hội có thể thúc đẩy rộng lớn truyền thống văn hóa, có thể lợi ích đại chúng. Quay đầu nhìn lại, cuộc đời về sau của mình không cố gắng lợi dụng, lại không đủ năng lực, lại không giúp được gì, lúc này nên như thế nào? Rất khó chịu. Giống như rõ ràng nhìn thấy một người sắp bị chết chìm, quý vị lại như thế nào? Không biết bơi, nên không cách nào cứu được họ.

Như khi chúng ta nhìn thấy con mình, cần phải cố gắng hướng dẫn chúng, nhưng chúng ta lại không có học vấn, không có trí huệ, đó là một sự tiếc nuối lớn lao trong cuộc đời. Chúng ta không nên để cuộc đời có sự tiếc nuối như vậy, phải mau tích cực nỗ lực nâng cao trí huệ của mình. Vì chỉ cần có trí huệ, vấn đề về cuộc sống tuyệt đối có thể giải quyết dễ dàng. Thế nên, cuộc sống hiện tại, việc quan trọng nhất không phải là kiếm tiền, mà là gì? Khai trí huệ, tăng trưởng trí huệ. Không có trí huệ, trong cuộc đời quý vị lựa chọn rất nhiều việc sai lầm. Quý vị chỉ thu dọn những chọn lựa sai lầm này, cũng có thể hao tổn hơn nửa đời người. Vì vậy việc quan trọng nhất trong kế hoạch cuộc sống là phải học tập, phải trưởng thành, phải tăng trưởng trí huệ.

Chúng ta thử xem một người sau khi tốt nghiệp đại học, siêng năng hơn thời học sinh hay là không siêng năng? Rất nhiều người tốt nghiệp đại học là nói tạm biệt với sách vở. Thật ra cuộc đời quý vị có rất nhiều bản lĩnh, khi ra xã hội mới thật sự cần học tập. Nhưng thái độ của chúng ta lại dừng việc học tập, hèn chi cuộc đời càng đi càng trầm trọng. Tại sao rất nhiều việc không như ta tưởng tượng, sau đó lại không biết nên giải quyết như thế nào. Mỗi ngày mượn rượu giải sầu, sầu càng sầu, khi tỉnh dậy cũng phải giải quyết.

Nên cuộc đời phải có sự chọn lọc, phải gấp rút dùng nhiều thời gian, cố gắng học tập với các bậc thánh hiền. Chúng ta có thái độ quý trọng thời gian trước, tiến thêm bước nữa cũng phải hướng dẫn các em trân quý thời gian. Có một vị phụ huynh, con cái ham chơi không thích đi học. Vị phụ huynh này hy vọng có thể hướng dẫn con coi trọng thời gian. Ông tìm một cây roi dài tám tấc, để làm gì? Tìm một cây roi dài tám tấc, rất nhiều bạn nhỏ nói để đánh nó. Đánh người mà dùng roi dài tám tấc, thật đáng sợ. Ba anh ta cầm cây roi dài tám tấc nói với anh ta, cuộc đời cũng giống như một cây roi dài này, tám tấc tượng trưng cho 80 tuổi. Khi con trước 20 tuổi chưa có năng lực giúp gia đình, giúp xã hội. Con chỉ có thể tiếp nhận sự phục vụ và cống hiến của mọi người đối với mình. Giai đoạn này con không giúp được gì, nên phải chặt đứt nó. Liền cầm một cây búa đem hai tấc trước như thế nào? Chặt đứt.

Động tác này làm chấn động con anh ta. Ông nói tiếp, con người sau 60 tuổi, tuổi già sức yếu, đối với gia đình và xã hội cống hiến không nhiều. Nên giai đoạn này chúng ta cũng xóa nó đi, liền chặt tiếp lần nữa. Giai đoạn tiếp theo này - ba anh ta đem cây roi này chia thành ba phần - thời gian tiếp theo, nếu con chỉ ngủ không đã mất hết một phần ba, nên cũng phải chặt - anh ta bắt đầu có chút sợ hãi. Người cha nói tiếp, mỗi ngày con phải ăn cơm, tắm rửa và rất nhiều việc làm cùng nghỉ ngơi trong cuộc sống đều không thể tiết kiệm thời gian, thời gian này cũng phải chặt bỏ. Anh ta liền nói: ba à! Ba đừng chặt nữa, con biết rồi. Người cha nói: con không biết, con người có rất nhiều thời gian là bệnh hoạn nằm trên giường, đoạn này cũng phải chặt. Con trai ông liền kéo tay ông, ba ơi! Sau này con không lãng phí thời gian nữa. Con trai à, con không hiểu, mỗi ngày con nói bao nhiêu lời không cần thiết.

Đích thực hướng dẫn con cái cần có quan niệm đúng đắn, cũng cần những bậc làm cha mẹ, dùng nhiều phương tiện thiện xảo. Vì hiện nay các em không thích nghe người lớn thuyết giáo, nên những điểm thời gian này chúng ta cũng phải nắm bắt thật tốt.

Ngoài ra còn có một người mẹ, con của bà học lớp một, buổi sáng ngủ dậy là cứ chậm chạp. Bà mẹ thấy nó chắc chắn bị trễ, nhưng cũng không ngăn cấm nó, làm vậy có tốt chăng? Trước phải để nó nhận lấy kết quả chậm chạp của mình, nên người mẹ không hề ngăn cản nó, xem nó kéo dài đến khi nào.

Đích thực trẻ em hiện nay, đến kem đánh răng và bàn chải, trên đó đều có bông ba rất đẹp đúng không? Khi đánh răng còn giỡn một chút, kết quả đúng như dự định, khi đến trường đã bị trễ, tất cả học sinh đều đi chào cờ. Bà mẹ này cùng đi với con đến trường, vừa nhìn thấy đứa bé không đi chào cờ. Vì buổi trưa chúng về nhà nghỉ ngơi, đến chiều đi học lại. Khi người mẹ thấy con trai trở về, vừa đi vừa nhảy và trên mặt cười tươi. Bà nghĩ nhất định là thầy cô giáo không phạt nó, nếu không sao trên mặt không có chút hổ thẹn nào. Nếu quý vị là mẹ thì nên như thế nào?

Nên giáo dục, ba chữ này phải thường nhớ đến, phải "thận ư thủy". Sai lầm ban đầu của các em nếu không sửa đổi, đợi chúng đã tập thành thói quen, đến lúc đó quý vị phải kéo co với chúng, rất mệt. Vì vậy người mẹ này chủ động gọi điện cho thầy chủ nhiệm, gọi điện thoại đến, câu đầu tiên bà nói với thầy cô chủ nhiệm lớp: Thầy à, con tôi hôm nay đến trễ. Thầy giáo đó nói, tôi biết rồi, không sao! không sao! Người mẹ này nói: Sao lại không sao? Thầy giáo chủ nhiệm nói tiếp: tôi nói không sao, là muốn nói phải chăng cô lại muốn đến giải thích giùm con mình, tại sao nó đến trễ.

Quý vị xem, từ phản ứng của thầy cô giáo có thể nhìn ra được, hiện nay các em phạm sai lầm ai che đậy giúp chúng? Đây là hại chúng, nên bà mẹ này nói với thầy giáo: Thầy giáo à, điều này có quan hệ rất lớn. Chiều nay thầy nhất định phải giáo huấn phê bình nó thật gắt. Kết quả ông thầy này liền cười lớn, hiện nay còn có bà mẹ đến đòi phê bình giáo huấn con mình. Cho nên con cái được cưng chiều trái lại sẽ như thế nào? Hại chúng. Vì vậy đứa bé này buổi chiều đi học về, sắc mặt như thế nào? Không dễ coi lắm.

Nó vừa bước vào cửa liền đi lấy đồng hồ reo mà nó mua. Đồng hồ này rốt cuộc đã được dùng đến, nó rất lo lắng nên để đồng hồ 6 giờ 30, làm xong trong lòng thấy yên hơn nên để bên đó. Bà mẹ thấy vậy cũng cười thầm và lập tức đến nói với nó, con để 6 giờ 30, chút nữa ăn cơm nó sẽ reo. Nó muốn nói để 6 giờ 30 ngày mai có thể kêu nó dậy, không ngờ một ngày có 24 tiếng đồng hồ, có hai lần 6 giờ 30, nên bà mẹ mới nói như vậy. Nó mới hoát nhiên đại ngộ: đúng, ăn cơm xong rồi mới lên đồng hồ. Người mẹ này không hề mắng nó, chỉ nắm bắt cơ hội giáo dục. Đứa bé này từ đó về sau, bất luận nó đi đến đâu đều đem theo đồng hồ reo, vì thế đã tập thành thói quen tốt này, sẽ không bị trễ, cũng không ngủ nướng. Vì vậy giáo dục con cái, chúng ta cũng phải thường nắm bắt những thời cơ quan trọng.

Một người phải nên quý trọng thời gian như thế nào? Từ những câu chuyện mà chúng tôi vừa kể, chúng ta có thể nắm bắt được, trước phải lập chí, tiếp đến cũng phải có kế hoạch, có quy hoạch, làm sao để dạy tốt bọn trẻ. Sự nghiệp của ta cũng có mục tiêu của đoản kỳ, trung kỳ và trường kỳ. Như vậy quý vị mới biết, nên bước đi từng bước như thế nào, làm sao vận dụng. Tiếp theo chúng ta cũng phải nói ít lại những lời không cần thiết. Quý vị xem, khi người ta đã mở lời nói chuyện thì không biết nói bao lâu? Một tiếng, hai tiếng, thời gian đó nó trôi qua rất nhanh. Thế nên ngôn ngữ nói nhiều chi bằng nói ít, vì có thể lấy thời gian đó mà cố gắng học tập. Nếu lời nói quá nhiều, những lời này lại truyền ra ngoài không biết có bao nhiêu chuyện thị phi, như vậy quý vị sẽ rất phiền phức. Ngoài ra nên ít nghĩ đến những điều phiền muộn.

Có một kết quả nghiên cứu thí nghiệm,

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net