Chương 4

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4. Cuộc thi diễn thuyết

Có người ngưỡng mộ vẻ đẹp của các vì sao, giơ tay ra hái, cố gắng rất nhiều, mà không hái được.

Người ta cười chê: Không biết tự lượng sức mình

Anh ta đáp: Giơ tay hái sao, mặc dù không hái được sao, nhưng trái tim tràn ngập cảnh đẹp, tay không nhuốm bẩn.

Mùa hè lông bông, buồn bã, thê thê lương lương đã kết thúc, tôi bắt đầu một năm học mới, chuyển lên tầng hai, trở thành học sinh lớp 8.

Vừa vào học, Cô Tằng Hồng đã thông báo, kỳ này, tôi phải tham gia cuộc thi diễn thuyết dành cho học sinh cấp hai do thành phố tổ chức, bảo tôi chuẩn bị bài thuyết trình, đề tài không giới hạn, chỉ cần chủ đề tôi chọn lành mạnh, tích cực là được. Khi nói đến đề tài lành mạnh, tích cực, cô không nhịn được bật cười, tôi cũng cười. Rất kỳ lạ, từ sau cô giáo Triệu ở tiểu học, tôi luôn ác cảm với giáo viên, cố gắng lẩn tránh và sợ hãi vô cùng, nhưng lại rất hợp với cô Tằng Hồng.

Tôi nói: "Sao lại là em? Không đạt giải thì làm thế nào?"

Cô trả lời qua quýt: "Sao em hỏi mãi một câu như thế? Tôi bảo em làm thì em cứ làm."

"Em nghĩ em không được đâu, lần trước lên trên bục phát biểu mà hai chân em run lên cầm cập, dù có muốn cười ngây ngô cũng không thể cười được."

Cô Tằng búng búng tàn thuốc, cười nói: "Đến bàn bóng bàn em cũng đứng rồi, tôi thấy em cười dễ thương, còn sợ phải lên bục thi diễn thuyết?"

Tôi nghĩ thấy cũng đúng, giờ tôi đã mặt dày như chỗ gấp khúc của tường Trường Thành rồi, còn có gì đáng sợ nữa?

Bản nháp viết xong, cô Tằng sửa rồi bảo tôi viết lại, tôi viết xong, cô lại sửa, hai cô trò dính lấy nhau, sau khi sửa đi sửa lại bản nháp tới năm lần, mới quyết định dùng bản thảo đó. Đồng thời, cô bắt đầu dạy tôi thuyết trình. Ban đầu, vào giờ khẩu ngữ buổi sáng, cô yêu cầu tôi đứng tại chỗ đọc to một bài văn, sau khi tôi quen rồi, cô lại yêu cầu tôi lên bục giảng đọc thuộc lòng một bài thơ, thơ gì cũng được, chỉ cần là thơ cổ.

Việc này thật ra rất đơn giản. Nhờ sự giúp đỡ của thần đồng Trần Kình, từ Thi kinh cho đến Đường thi, Tống từ, Nguyên khúc, tôi đều đã nghiên cứu. Nhưng không ngờ, ngay ngày đầu tiên đã bị cô Tằng cảnh cáo: "Em có biết thơ của Trung Quốc được gọi là thơ ca không? Ngâm thơ như thế này, quả thật là xấu hổ thay cho hai từ thơ ca."

Tôi giận dỗi bỏ xuống lớp, trong đầu suy nghĩ về vấn đề tại sao thơ lại được gọi là thơ ca.

Sau khi tan học, tôi mở đài, dò sóng của đài văn nghệ, tập trung nghe ngâm thơ. Từ ngâm thơ tới bình sách, nảy từ, hay những bài ngâm tản văn đạt giải, thời gian nghỉ trưa hằng ngày tôi đều ngồi lì trước radio. Thời gian hoạt động tự do buổi chiều, tôi sẽ tìm một nơi nào đó thật yên tĩnh, một mình ngồi ngắm rừng cây hoặc ngắm mây trắng để luyện tập.

Cô Tằng mặc kệ tôi muốn làm gì thì làm, hằng ngày vẫn theo lệ cũ gọi tôi lên ngâm thơ, có lúc thì mắng tôi vài câu, có lúc lại không nói gì, dù sao khi tôi đọc xong, cô vẫn cho tôi về chỗ. Dần dần, bất luận các bạn ngồi dưới lớp nhìn tôi thế nào, tôi cũng coi học như vô hình.

Vũ trường của anh Lý đã xong công tác chuẩn bị, sắp khai trương, nhưng vẫn chưa đặt được tên, cái gì mà "Vũ trường Lệ Lệ", "Vũ trường Hoa Hồng Đêm", "Vũ trường sông Ngân Hà", anh Lý đều chê là quê mùa, thô tục, nói với Tiểu Ba: "Cậu giúp anh đặt tên."

Tiểu Ba cười đặt liền mấy cái, anh Lý còn chưa phát biểu ý kiến, tự Tiểu Ba đã phủ định, vo tròn tờ giấy trong tay, ném vào tôi lúc này đang nằm dài trên ghế sofa, nói: "Kỳ Kỳ, nghĩ giúp anh một cái tên."

Đầu tôi lúc này tràn ngập thơ từ, buột miệng nói: "Tại Thủy Nhất Phương."

Anh Lý không vui: "Sao lại phải Tại Thủy Nhất Phương? Anh còn đang muốn trải đường thẳng tới tận trước cửa nhà khách hàng, để ngày nào họ cũng đến đây ấy chứ."

Tiểu Ba cười nói: "Nơi này mà ngày nào người ta cũng về là nhà, nhưng chính vì ngày nào cũng phải về nhà nên nếu có một thế giới khác sẽ vô cùng hấp dẫn họ. Tại Thủy Nhất Phương muốn nhìn cũng không thể nhìn rõ được, muốn chạm tới cũng không chạm tới được."

Anh Lý cười mắng: "Được rồi, nghe mà ù hết cả tai, vừa hay thầy bói nói ngũ hành của anh thiếu nước, nước lại có thể sinh tài, coi như là điềm lành, dùng tên này đi."

Anh Lý nói xong chuyện chính, quay sang nhìn Tiểu Ba bảo: "Tiểu Lục có vẻ không hài lòng về cậu, cậu phải chú ý một chút."

Tiểu Ba đáp: "Em xin lỗi!"

Tôi chăm chú nhìn và dỏng tay nghe, anh Lý thấy ánh mắt của tôi nhìn mình sắc lẹm, cười nói: "Em xem em kìa, còn sợ anh ăn thịt Tiểu Ba hay sao? Nhìn anh như ngắm bia để phi tên thế?"

Tiểu Ba đứng chắn giữa tôi và anh Lý, xin lỗi: "Anh Lý..."

Anh Lý khoát tay: "Tiểu Ba, cậu nghĩ nhiều quá rồi đấy, cũng có thể nói là anh chứng kiến quá trình trưởng thành của nó, anh còn so đo với nó sao? Hơn nữa anh còn cảm thấy vận mệnh của nha đầu này rất hợp với chúng ta, cậu không thấy là việc làm ăn của ta càng ngày càng thuận lợi à?"

Tôi phì cười thành tiếng, Tiểu Ba cũng cười, anh Lý nói tiếp, giọng cũng như có ý cười: "Hai đứa đừng cười, có những việc không tin cũng không được."

Sau vài câu nói đùa, sự hiềm khíc giữa ba người cũng tan biến. Tiểu Ba cười ngồi xuống ghế sofa. Anh Lý nhìn chúng tôi nói: "Không phải anh sợ Tiểu Lục, khi anh mày bước chân vào giang hồ, nó còn đang hỉ mũi ở nơi nào không biết, có điều, giờ chúng ta đang làm ăn kinh doanh, chứ không phải tham gia vào xã hội đen, không cùng đi trên một con đường với Tiểu Lục, bọn chúng thích tỏ rõ uy phong, còn chúng ta lại muốn hòa khí sinh tài."

Tiểu Ba lập tức nói: "Em hiểu rồi."

Anh Lý lại nói tiếp: "Tiểu Ba, khi chúng ta kết nghĩa, anh đã nói với cậu về suy nghĩ của anh rồi đấy. Thời trẻ, thằng nào chẳng có vài phần hung hăng? Mẹ nó chứ, ai chẳng muốn làm đại ca? Nhưng đại ca của anh giờ ở đâu? Những người anh em muốn làm đại ca ngày ấy giờ đâu cả rồi? Mẹ kiếp, chẳng phải đều tàn hết cả rồi sao, bị phế hết rồi, ngược lại, những kẻ chẳng dính dáng gì năm đó lại bình an lấy vợ sinh con. Như Chí Cương giờ đang đi theo anh đấy, ngày ấy cũng là một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng, nhưng trước khi hắn đi theo anh, hai đứa có biết hắn làm gì không?"

Tiểu Ba và tôi đều im lặng. Tiểu Ba thì biết, nhưng không muốn làm anh Lý mất hứng, tôi thì thật sự không biết, chỉ láng máng nhớ là có một người chân thọt luôn đi theo anh Lý tên Chí Cương.

Anh Lý rít một hơi thuốc, nói: "Đạp xích lô! Giờ anh hà khắc với hai đứa, là vì muốn tốt cho chúng mày thôi! Làm dân đen chẳng có gì là không hay cả, chỉ cần kiếm được tiền, hơn nữa, anh cũng sẽ không để chúng mày làm dân đen cả đời đâu."

Tiểu Ba nói: "Sau này em sẽ không làm mất lòng Tiểu Lục nữa."

Anh Lý gật đầu, hỏi: "Cậu thích tiếp tục ở lại quán karaoke hay muốn chuyển sang vũ trường?"

Tiểu Ba đáp: "Karaoke."

Anh Lý cười nói: "Vậy cũng được, dù sao cũng lớp 11 rồi, cậu còn muốn học đại học, cố gắng đi, trở thành sinh viên xuất sắc nhất trong nhóm chúng ta, chỉ cần cậu đỗ, học phí anh sẽ lo."

Tiểu Ba khẽ nói: "Cám ơn anh Lý."

Anh Lý đứng dậy ra ngoài, lúc đi ngang qua ghế sofa, đột nhiên vươn tay ra, giật phắt mắt kính của tôi, tôi thét lên một tiếng, bật dậy đuổi theo. Anh cầm mắt kính giơ lên cao trêu tôi: "Tính khí của nha đầu càng ngày càng chín chắn theo tuổi rồi đấy, mấy năm trước còn nhõng nhẽo gọi anh là 'Anh Lý', nếu không có anh mày thì nha đầu đã gây án mạng rồi, giờ lại còn dám trừng mắt nhìn anh."

Tôi nhảy lên với theo, nhưng không sao với tới, anh Lý nói: "Gọi đại ca đi, anh sẽ tha cho."

Tất cả mọi người trong phòng đều nhìn chúng tôi cười, Ô Tặc cũng hùa theo hét tướng lên: "Gấu Trúc Bốn Mắt gọi đại ca đi."

Tiểu Ba khoanh tay trước ngực, dựa người vào cửa đứng cười.

Tôi chạy quanh anh Lý từ trái sang phải, nhưng không có cách nào để với được cái kính của mình, mặc dù tôi vừa cười vừa nhảy lên như choi choi, nhưng không chịu gọi một tiếng đại ca, anh Lý cũng không chịu trả lại cho tôi. Tôi bắt đầu cuống, túm chặt vạt áo comple của anh, định giật lại kính.

Ô Tặc la lớn: "Gấu Trúc Bốn Mắt lên cơn rồi đấy, anh Lý, anh chớ đề phòng mỗi tay của nó, miệng nó còn độc hơn tay."

Đánh người không đánh vào mặt, chửi người không để lại sẹo! Kiểu của Ô Tặc là người ta càng muốn tránh anh ta càng thích khơi lên! Tôi tức đến mức không còn để ý chuyện phải giật lại kính nữa, tiện tay vớ ngay khay đĩa táo nhựa trang trí trên hành lang, cầm từng quả ném thẳng vào người Ô Tặc. Tôi đứng trên cao ném xuống nên anh ta không kịp trở tay.

Anh Lý và Tiểu Ba đều đều bò trên tay vịn cầu thang ngó xuống xem, vừa xem vừa khích tướng, Ô Tặc nổi điên buột miệng chửi, vừa chửi vừa nhảy lên tránh.

Mấy người bọn tôi, trước kia vẫn hay trêu đùa nhau, vừa đánh bài vừa kể chuyện cười, nhưng cùng với việc làm ăn của anh Lý ngày một mở rộng, mọi người đều trở nên bận rộn, cho dù có gặp nhau, cũng đều nói chuyện công việc, rất lâu rồi không đùa vui như thế này. Vì vậy, chúng tôi vừa cười vừa la hét, nửa điên nửa khùng, vừa là vì vui vẻ, vừa như muốn tham lam lưu giữ thời khắc này.

Ô Tặc ôm đầu nhảy trái nhảy phải để tránh, không ngờ đúng lúc có mấy người đi vào, đúng lúc những quả táo nhựa của tôi bay về phía họ. Thấy một quả sắp rơi vào đầu người đi đầu tiên, một người trong nhóm liền tách khỏi hàng lao ra, nhảy lên, giơ tay bắt lấy quả táo.

Mặc dù lờ mờ nhưng tôi cận không nặng lắm, bóng dáng người ấy lại rất quen thuộc, tôi nhận ra ngay là Trương Tuấn, cũng nghĩ ngay ra người mà tôi suýt ném trúng là ai, bất giác đứng nghệch tại chỗ.

Anh Lý đập một cái vào lưng tôi, là dùng tay đập, năm ngón chụm lại, lòng bàn tay khum về phía sau, khi vỗ xuống, do khe hỡ giữa những ngón tay nên tạo thành tiếng đập lớn, thực ra không đau.

"Gây họa rồi đấy? Còn không mau xin lỗi anh Lục đi, còn phải cảm ơn Tiểu Tuấn nữa."

Anh Lý miệng nói chân đã đi xuống cầu thang, nhiệt tình mời thuốc, kính rượu Tiểu Lục, kéo anh ta ngồi xuống.

Tiểu Ba kéo tôi vào phòng, trả lại kính lên sống mũi tôi, dặn dò: "Ở trong này không được ra ngoài, nếu muốn về nhà mà họ chưa đi, thì trèo ban công xuống."

Anh định đi, tôi kéo cánh tay anh, nói: "Anh đừng đi, Tiểu Lục nhất định sẽ lại chuốc rượu anh."

Anh cười: "Không sao, tửu lượng của anh rất tốt."

Tôi đành phải buông anh ra, ngồi trong phòng một lúc, muốn đọc sách nhưng đọc không vào, quyết định ra ngoài, tôi trèo ban công xuống, tay bám vào lan can, thân lơ lửng trên không, lắc qua lắc lại, đang băn khoăn xem nên thả người nhảy thẳng xuống, hay men theo tường tới chỗ ống thoát nước tụt xuống.

Dưới đường có người không ngừng nhấn chuông xe đạp. Tôi quay đầu nhìn, là thần đồng Trần Kình, cậu ta đang ngồi trên xe đạp, một chân chống dưới đất, mở to mắt nhìn tôi. Tôi thất thần, đột ngột tuột tay, ngã xuống dưới, mông vừa tiếp đất, thiếu nước vở ra làm tám, đau tới mức phải nghiến răng nghiến lợi, khó nhọc thở liên hồi.

Trần Kình nhìn thấy cảnh ấy liền phá lên cười, suýt nữa thì đổ cả xe đạp. Tôi lạnh lùng liếc mắt nhìn cậu ta một cái, vờ như không quen biết, đứng dậy bỏ đi.

Cậu ta dắt xe chạy đuổi theo tôi: "La Kỳ Kỳ, cậu còn nhớ mình không?"

Tôi vờ không hiểu, nhìn đối phương với ánh mắt nghi ngờ, cậu ta tỏ vẻ chán nản: "Mình là Trần Kình, ngồi cùng bàn với cậu hồi tiểu học."

Tôi vẫn phớt lờ cậu ta, Trần Kình không cam tâm, vẻ mặt như không thể tin được là mình lại bị người ta quên lãng, muốn nhắc tôi, nhưng lại sợ vô tình trở thành kẻ tự thổi phồng bản thân, đấy là việc cậu ta vẫn luôn coi thường, vì vậy đành buồn buồn dắt xe đạp, không nói không rằng, nhưng cũng không bỏ đi.

Đột nhiên tôi hỏi: "Tại sao?"

Cậu ta hỏi lại: "Tại sao gì?"

"Tại sao cậu không phải là Trần Kình nữa?"

Cậu ta như hiểu ra, khóe miệng nhếch lên mỉm cười: "Làm Trần Kính thật quá mệt mỏi, bố mình đồng ý để mình lười nhác mấy năm, nếu không, ai biết mẹ mình còn nghĩ ra những trò gì nữa? Không khéo lại ép mình trở thành sinh viên đại học nhỏ tuổi, tạo tin giật gân, mẹ mình vốn thích có tiếng tăm mà. Mình lại phải làm bạn học với đám bà cô ông chú ấy. Đừng nói đến bóng rổ, bóng đá, đến bạn chơi bóng bàn sợ là cũng không có ấy chứ."

Tôi hiểu ra: "Vậy cậu sẽ lại là Trần Kình nữa chứ?"

Cậu ấy thở dài: "Ừ, vào cấp ba rồi, phải cố gắng để thi đại học, nếu không thể hiện tốt một chút, bố mình sẽ không vui."

Tôi mỉm cười: "Vậy chúc cậu ra quân thắng trận!"

Cậu ấy cũng cười: "Cậu thì sao? Định bao giờ dốc toàn tâm toàn sức để vượt lên?"

Tôi hỏi: "Cậu có ý gì?" Cậu ấy cười rồi nói: "Mình nghe nói cậu đã đạt giải Olympic toán hồi tiểu học, chắc các bạn trong lớp phải rất kinh ngạc nhỉ, nhưng mình lại không lạ, khi ngồi cùng bàn với cậu, mình đã nhận thấy thực ra cậu rất thông minh."

Tôi không tán đồng, nói: "Mình với cậu không cùng đi trên một con đường, tạm biệt! Thần đồng!"

Nói xong, tôi liền chạy vụt đi.

Có kết quả thi giữa kỳ, từ vị trí hơn hai trăm khi mới nhập trường, Trần Kình đã nhảy lên vị trí đầu khối, tạo ra kỳ tích nhảy vọt về mặt thành tích lớn nhất từ trước tới nay trong trường Nhất Trung. Tất cả giáo viên trong trường đều ngạc nhiên, giáo viên cấp ba vội vàng hỏi dò giáo viên cấp hai, có phải thành tích của cậu ta từ trước tới nay đều rất tốt, kết quả kỳ thi vào cấp ba vừa rồi chỉ là do không gặp may mắn, giáo viên cấp hai đương nhiên lắc đầu phủ nhận, thành tích của cậu ta đột nhiên tăng vọt tới mức khó tưởng tượng. Khối cấp hai và khối cấp ba vốn ít trao đổi thông tin, thế mà chúng tôi vẫn được nghe bàn tán về đại danh của cậu ta. Hơn nữa cậu ta còn nhỏ hơn các bạn cùng lớp tới bốn tuổi, trong nháy mắt, cái danh thần đồng đã lại được gắn lên người cậu ta, đến cả Lý Tân, Lâm Lam trong lớp tôi cũng nhắc đến thần nhân ở khối cấp ba đó.

Hiểu Phi lại tỏ vẻ không tán thành, dường như sợ tôi bị tác động bởi cái danh thần đồng mà động lòng, liên tục buông lời cảnh cáo tôi không được thích Trần Kình. Câu cửa miệng của cô ấy mỗi khi lên lớp nói với tôi là: "Cậu tìm bạn trai chứ không phải tìm thư viện."

Tôi nghe xong mà phá lên cười ha hả, Hiểu Phi luôn có những suy nghĩ khác người. Có lẽ vì từ nhỏ tới lớn cô ấy đều xếp thứ nhất, nên coi điều đó là lẽ đương nhiên, không hề tỏ ra thán phục Trần Kình.

Sau kỳ thi giữa kỳ, dưới sự đôn đốc của cô Tằng Hồng, tôi tiếp tục chuẩn bị cho cuộc thi diễn thuyết sắp tới. Sau khi nghiền ngẫm các bài diễn thuyết hết sức diễn cảm của vô số người nổi tiếng, tôi dần dần bắt đầu có những thu hoạch cho riêng mình.

Một hôm, tôi chọn bài Đại bi bạc đầu ông của Lưu Hy Di.
Lạc Dương thành Đông đào lý bay
Dập dìu qua lại, rụng nhà ai?
Cô gái Lạc Dương xinh biết mấy
Gặp những hoa rơi cứ tiếc hoài.
Năm nay hoa rụng, dung nhan đổi
Năm sau hoa nở còn ai đợi? Mấy độ ruộng dâu hóa biển xanh
Bao lần tùng bách khô thành củi.
Thành đông người cũ vắng xa rồi
Người nay trong gió ngắm hoa rơi
Năm năm tháng tháng hoa còn đó
Tháng tháng năm năm khách đổi dời.
Nhắn kẻ trẻ trung tươi má thắm
Thương lão già nua tóc bạc thôi.
Ông lão thương thay tóc trắng ngần
Vốn má đào xưa lúc tuổi xuân
Cây thơm công tử vương tôn hội
Hoa rơi múa hát đẹp quây quần.
Ao đài gấm vóc dinh quang lộc
Lầu gác thần tiên phủ tướng quân
Ai biết bệnh nằm trong một sớm
Còn đâu vui thú những ba xuân?
Mày ngài mềm mại dễ bao thời?
Tóc rối như tơ một thoắt thôi Chốn xưa múa hát nay nhìn lại
Chỉ còn chim liệng bóng chiều rơi.

Mặc dù trước khi đứng lên đọc, tôi đã luyện tập và đọc thử nhiều lần, tôi cũng biết bài thơ này là một lời cảm thán về sự vô tình của thời gian, nhưng khi đứng lên đọc, không biết tại sao, đọc đến hai câu "Năm năm tháng tháng hoa còn đó, tháng tháng năm năm khách đổi dời", đột nhiên cảm thấy buồn vô hạn.

Hôm nay, chúng tôi cùng nhau ngồi trong lớp học này, ngày mai, chúng tôi sẽ ở đâu? Tôi ở đâu? Hiểu Phi sẽ ở đâu? Trương Tuấn ở đâu? Tiểu Ba ở đâu?

Cổ nhân cũng đưa ra câu hỏi cho ngày hôm nay của tôi, vì vậy khi tự chất vấn: "Mày ngài mềm mại dễ bao thời?", câu trả lời là: "Nhắn kẻ trẻ trung tươi má thắm, Tóc rối như tơ một thoắt thôi."

Chúng ta muốn sớm thoát khỏi sự kìm kẹp của gia đình, thầy cô để trưởng thành như thế, nhưng sau trưởng thành rồi, có phải lúc ấy chúng ta mới hiểu quãng thời gian của ngày hôm nay thật đáng quý biết bao?

Tôi đọc xong, cô Tằng ra sức vỗ tay, các bạn thì ngồi ngây ra nhìn thầy trò chúng tôi. Họ hoàn toàn không hiểu được những gì tôi vừa nghĩ trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy, nhưng có lẽ cô Tằng đã hiểu được.

Cô Tằng bảo tôi về chỗ ngồi, nói với tôi rằng, tôi không phải đọc diễn cảm thơ cổ nữa, bắt đầu từ ngày mai, trong giờ ra chơi thì đến văn phòng của cô.

Cô đưa tôi đến hội trường, bảo tôi đứng trên bục giảng, từ trên cao nhìn xuống những dãy ghế trống.

"Bắt đầu từ hôm nay, chúng ta chính thức luyện tập diễn thuyết, diễn thuyết không giống như đọc diễn cảm thơ ca, mà còn phải dùng ngôn ngữ cơ thể để tác động đến cảm xúc của người nghe, chúng ta cần phải luyện cách sử dụng ánh mắt, nụ cười, động tác của tay để khơi dậy tình cảm của khán giả."

Dưới sự hướng dẫn của cô Tằng, tôi bắt đầu luyện tập bài thuyết trình hết lần này tới lần khác một cách buồn tẻ, cô chỉnh sửa từng động tác nhỏ của tôi, giúp tôi học được cách thể hiện mình một cách tự nhiên thoải mái, khảng khái, hiên ngang, thể hiện mình bi ai mà không buồn thương. Thậm chí, cô còn mời giáo viên đội múa của khối cấp ba hướng dẫn tôi cách đi từ dưới sân khấu đến trước micro như thế nào cho đẹp mắt, rồi sau khi trình bày xong, duyên dáng cúi người chào khán giả đi vào như thế nào.

Tôi học những cử chỉ và cách đi lại duyên dáng từ cô giáo của đội múa, đi đi lại lại trên sân khấu, cô Tằng đứng dưới sân khấu hút thuốc, hai tay chống nạnh, hình ảnh hết sức thô tục.

Cô giáo dạy múa là bạn học cấp ba của cô Tằng, lại cùng tốt nghiệp đại học sư phạm, tình cảm sâu đậm, thường vừa dạy tôi vừa mắng cô Tằng: "Tằng Hồng, cậu còn như thế nữa, sẽ không lấy được chồng đâu."

Cô Tằng Hồng nhổ đầu thuốc ra, phớt lờ những lời cô giáo dạy múa vừa nói, sau đó chỉ vào tôi, lạnh lung mắng: "La Kỳ Kỳ, sao em ngu ngốc như heo thế? Vừa dạy xong mà em đã quên ngay rồi! Cười! Cười lên! Dù trong lòng em có không vui thế nào, thì ngoài mặt vẫn phải cười lên cho tôi!"

Nhờ sự ban tặng của thầy Chậu Của Cải, tôi cũng có chút tiếng tăm trong giới giáo viên, cô giáo dạy múa chú ý tới thần sắc của tôi, thấy tôi không hề biến sắc trước những lời mắng mỏ đó. Cô cảm thấy lạ, có vẻ tôi không giống với những lời đồn: một con ngựa bất kham, trong mắt không coi ai ra gì. Giờ nghỉ giải lao, cô nói với cô Tằng: "Cô bé này khá thú vị đấy, chẳng trách một kẻ lười biếng như cậu lại phải bỏ tâm sức nhiều đến thế."

Giờ tôi đã không còn là đứa trẻ lên ba nữa, sớm đã biết trong những lời mắng mỏ, trong những lời tốt đẹp đều có ẩn ý riêng, có người sẽ giấu sự ác ý trong những lời khen ngợi, cũng có những người lại chôn vùi sự khổ tâm trong những câu mắng mỏ. Những người đối xử tốt với bạn chưa hẳn là đã tốt, những người xấu với bạn chưa hẳn là đã xấu.

Cả khối không phải chỉ một mình tôi tham gia cuộc thi diễn thuyết. Cô giáo dạy ngữ văn ở những lớp khác cũng chỉ chọn ra người học giỏi nhất trong lớp, yêu cầu họ đọc qua vài lần, chỉnh sửa xong thì thôi, nhưng cô Tằng vớ phải một đứa kém cỏi như tôi, lại không ngại khó ngại khổ làm khó bản thân mình, phải làm phiền người khác tới dạy tôi, cho dù cô có mắng tôi cả trăm câu là đồ óc heo, tôi cũng vẫn nghe được.

Năm trường trung học cơ sở trọng điểm của thành phố tập trung

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net