Chương 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Buổi sáng mang đến mưa, gió và sương mù, thứ thời tiết sầu thảm khiến tôi khó lòng tin nổi ngày hôm qua có thể là gì khác ngoại trừ một giấc mơ lạ lùng và kỳ diệu. Tôi ngấu nghiến thật nhanh bữa sáng của mình và nói với bố là tôi sẽ ra ngoài. Ông nhìn tôi như thể tôi là một kẻ ngớ ngẩn.
"Trong thời tiết này ư? Để làm gì?"
"Đi chơi với..." tôi bắt đầu nói mà không hề suy nghĩ. Thế rồi, để lấp liếm, tôi giả bộ bị nghẹn thức ăn trong cổ họng. Nhưng đã quá muộn; bố đã nghe thấy tôi nói.
"Đi chơi với ai hả? Bố hy vọng là không phải với mấy thằng rapper lưu manh đó."
Cách duy nhất để thoát khỏi cái hố này là đào xuống sâu hơn nữa. "Không. Bố chưa bao giờ thấy họ đâu, họ sống ở đầu kia của, ừm, hòn đảo, và..."
"Thật sao? Bố không nghĩ có ai sống ở phía đó."
"À, có đấy, chỉ vài người thôi. Có vẻ là những người chăn cừu và làm mấy việc linh tinh khác. Dù sao thì họ cũng rất hay ho, họ để ý trông chừng cho con trong khi con vào trong ngôi nhà." Bạn bè và an toàn: hai thứ bố tôi khó lòng có thể phản đối.
"Bố muốn gặp họ", bố tôi nói, có làm ra vẻ nghiêm khắc. Ông vẫn hay trưng ra bộ mặt này, bắt chước một ông bố nhạy cảm, không chấp nhận những trò vớ vẩn - hình mẫu tôi nghĩ ông mong mỏi trở thành.
"Chắc chắn rồi. Nhưng con đã hẹn gặp họ ở đó, vậy nên để lần khác bố nhé."
Bố tôi gật đầu và ăn thêm một miếng nữa. "Nhớ về ăn tối đấy", ông nói.
"Nghe rõ mười mươi rồi, thưa bố."
Tôi hối hả chạy tới chỗ đầm lầy. Trong lúc thận trọng dò dẫm bước qua đám lầy thụt bẩn thỉu, cố nhớ lại con đường được tạo thành từ những đám cỏ mờ mờ ảo ảo như các hòn đảo Emma đã dùng để vượt qua nơi này, tôi thầm lo tất cả những gì tìm thấy ở phía bên kia sẽ chỉ là thêm nhiều mưa hơn nữa cùng một ngôi nhà đổ nát. Vì thế, quả là nhẹ nhõm khi tôi chui ra khỏi ngôi mộ đá và tìm được ngày mồng ba tháng Chín năm 1940 đúng như khi tôi rời khỏi: một ngày ấm áp, nắng ráo, vắng bóng sương mù, bầu trời tuyền một màu xanh đáng tin cậy, trên đó những đám mây tạo thành các hình dáng có vẻ thật quen thuộc dễ chịu. Thậm chí còn tốt hơn thế, Emma đang ở đó chờ tôi, ngồi bên rìa gò mộ ném đá xuống đầm. "Thật đúng lúc!" cô vừa reo lên vừa đứng bật dậy. "Đi nào, mọi người đang đợi cậu."
"Vậy sao?"
"Phả... ải", cô vừa nói vừa đảo mắt đầy sốt ruột, cầm lấy tay tôi và kéo tôi đi theo mình. Tôi cảm thấy rất kích động - không chỉ vì sự đụng chạm của Emma, mà vì cả ý nghĩ về cái ngày phía trước, đầy ắp những khả năng vô tận. Mặc dù theo cả triệu biểu hiện bề ngoài, nó hẳn sẽ giống như ngày hôm trước - cùng cơn gió sẽ thổi, và cùng những cành cây sẽ rơi xuống - song trải nghiệm của tôi về nó sẽ mới mẻ. Và những đứa trẻ đặc biệt cũng thế. Họ là những vị thần của thiên đường bé nhỏ lạ lùng này, còn tôi là vị khách của họ.
Chúng tôi hối hả băng qua đầm lầy và qua khu rừng, như thể đang bị muộn một cuộc hẹn. Khi tới chỗ trại trẻ, Emma dẫn tôi đi vòng ra sân sau, một sân khấu nhỏ bằng gỗ đã được dựng lên ở đó. Những đứa trẻ tíu tít đi ra đi vào, mang các món đồ trang trí sân khấu, mặc lên người những bộ vest hoặc những chiếc đầm sequin lấp lánh. Một ban nhạc nhỏ đang làm quen với nhạc cụ, chỉ gồm một cây đàn xếp, một cây kèn trombon méo mó và một cái cưa nhạc cụ được Horace chơi bằng cây vĩ.
"Gì thế này?" tôi hỏi Emma. "Mọi người đang dàn dựng một vở kịch à?"
"Rồi cậu sẽ thấy", cô nói.
"Có những ai tham gia vậy?"
"Rồi cậu sẽ thấy."
"Vở kịch về cái gì vậy?"
Cô liền véo tôi một cái.
Một tiếng còi vang lên, và tất cả mọi người chạy lại tìm chỗ ngồi tại một hàng ghế gấp kê đối diện với sân khấu. Emma và tôi ngồi xuống đúng lúc màn mở, để lộ ra một chiếc mũ rơm dập dềnh trên một bộ vest kẻ sọc lòe loẹt màu đỏ và trắng. Chỉ đến khi nghe thấy một giọng nói tôi mới nhận ra rằng đó - tất nhiên rồi - là Millard.

"Thưa các quý... ý bà... à và quý ô... ông!" cậu ta dài giọng ê a. "Tôi vô cùng hân hạnh được trình diễn trước quý vị một màn vô tiền khoáng hậu! Một chương trình với độ táo bạo vô song, thể hiện phép thuật xuất chúng tới mức chỉ đơn giản là quý vị sẽ không tin nổi vào mắt mình! Các công dân thân mến, tôi xin giới thiệu với quý vị cô Peregrine và Những Đứa Trẻ Đặc Biệt của cô!"
Khán giả vỗ tay hoan hô vang dội. Millard nhấc mũ lên.
"Cho màn ảo thuật thứ nhất của chúng tôi, tôi xin giới thiệu cô Peregrine!" Cậu ta chui vào sau màn rồi lại xuất hiện sau giây lát, trên một cánh tay có vắt một tấm ga được gấp lại, cánh tay kia có một con chim ưng đậu lên. Cậu ta gật đầu với ban nhạc, và ban nhạc bắt đầu cử lên một giai điệu rè rè có vẻ là nhạc hội hè.
Emma thúc khuỷu tay vào tôi. "Xem kìa", cô thì thầm.
Millard để con chim ưng xuống và giơ tấm ga ra đằng trước, che khuất con chim khỏi tầm nhìn của khán giả. Cậu ta bắt đầu đếm lùi. "Ba, hai, một!"
Đến "một", tôi nghe thấy tiếng đập cánh không lẫn vào đâu được, rồi sau đó nhìn thấy cái đầu của bà Peregrine - cái đầu người của bà - nhô lên đằng sau tấm ga trong tràng vỗ tay thậm chí còn vang dội hơn. Mái tóc bà rối bời, và tôi chỉ có thể nhìn thấy từ vai bà trở lên; dường như bà ở trần đằng sau tấm ga. Có vẻ khi bạn biến thành chim, quần áo sẽ không đồng hành trong quá trình này. Cầm lấy mép tấm ga, bà kín đáo quấn nó quanh người.
"Cậu Portman!" bà gọi, từ trên sân khấu nhìn xuống tôi. "Ta rất vui vì cậu đã trở lại. Đây là một chương trình chúng ta từng mang đi lưu diễn vòng quanh lục địa hồi những ngày thanh bình. Ta nghĩ cậu sẽ học hỏi được từ nó." Rồi sau đó bà lướt xuống khỏi sân khấu trên nền một đoạn nhạc đệm, đi vào trong nhà để mặc quần áo.
Lần lượt từng người một, những đứa trẻ đặc biệt rời khỏi vị trí khán giả và bước lên sân khấu, mỗi người trình diễn một tiết mục của riêng mình. Millard bỏ bộ đồ dạ hội của mình ra để trở nên hoàn toàn vô hình và diễn trò tung hứng với những cái chai thủy tinh. Olive cởi đôi giày trọng lực của mình ra và trình diễn một bài thể dục thách thức trọng lực trên những cái cọc cắm song song với nhau. Emma tạo ra lửa, nuốt vào rồi lại khạc ra mà không hề làm mình bị bỏng. Tôi vỗ tay hoan hô cho tới khi nghĩ hai bàn tay mình sẽ bị phồng rộp lên.
Khi Emma trở về chỗ ngồi, tôi quay sang cô và nói, "Tớ không hiểu. Các cậu trình diễn những hết mục này cho mọi người xem sao?"
"Tất nhiên", cô đáp.
"Những người bình thường à?"
"Tất nhiên là những người bình thường. Vì sao những người đặc biệt lại trả tiền để xem những thứ bản thân họ có thể tự làm chứ?"
"Nhưng chẳng lẽ việc biểu diễn này không làm lộ tẩy các cậu sao?"
Emma tặc lưỡi. "Chẳng ai ngờ vực gì hết", cô nói. "Người ta tới những buổi trình diễn nhỏ để xem những màn trình diễn mạo hiểm, các tiết mục ảo thuật và những trò loại đó, và theo như tất cả mọi người đều thấy, đó chính xác là những gì chúng tôi trình diễn cho họ xem."
"Vậy là các cậu náu mình ngay trong tầm mắt mọi người."
"Đó từng là cách phần lớn những người đặc biệt kiếm sống", Emma nói.
"Và chưa từng có ai bị bại lộ sao?"
"Thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp phải một kẻ ngu ngốc mò ra sau sân khấu hỏi những câu tọc mạch, và cũng vì thế luôn phải có một cánh tay mạnh mẽ thường trực để làm nhiệm vụ đá đít những kẻ đó đi. Mà nói đến quỷ sứ... thì quỷ sứ kia rồi!"
Trên sân khấu, một cô gái có bộ dạng như con trai đang lôi một tảng đá to bằng cỡ cái tủ lạnh mini từ sau màn sân khấu ra. "Bạn ấy có thể không phải là người thông minh nhất trên đời", Emma thì thầm, "nhưng có một trái tim bao la và sẵn sàng chấp nhận xuống mồ vì bạn bè. Bronwyn và tôi, chúng tôi rất thân nhau."
Ai đó đã đưa ra để mọi người truyền tay nhau một tập thiếp giới thiệu bà Peregrine từng dùng để quảng cáo cho chương trình biểu diễn của họ. Tập thiếp đến tay tôi, tấm của Bronwyn ở trên cùng. Trong bức ảnh, cô gái đứng chân trần, nhìn chằm chằm vào ống kính với ánh mắt lạnh lùng. Được viết chạy ngang mặt sau tấm thiếp là dòng chữ CÔ GÁI LỰC SĨ KỲ DIỆU CỦA SWANSEA!
"Tại sao bạn ấy không chụp cảnh mình đang nhấc bổng một tảng đá lên, nếu đó là điều bạn ấy thể hiện trên sân khấu?" tôi hỏi.
"Bạn ấy lúc đó đang rất khó chịu vì Chim buộc bạn ấy ăn mặc 'như một quý bà' để chụp ảnh. Bạn ấy từ chối nhấc bất cứ cái gì lên, dù là một cái hộp đựng mũ."
"Trông có vẻ như bạn ấy cũng không thích đi giày nữa."
"Thường là thế."
Bronwyn kết thúc việc kéo tảng đá ra giữa sân khấu, và trong một khoảnh khắc lúng túng, cô chỉ nhìn chăm chăm vào các khán giả, như thể ai đó đã bảo cô dừng lại cho thêm phần kịch tính. Sau đó, cô cúi người xuống, giữ lấy tảng đá giữa hai bàn tay to bản của mình rồi từ từ nhấc bổng nó lên cao quá đầu. Tất cả mọi người cùng vỗ tay và hò reo ầm lên, sự hân hoan của đám trẻ không hề giảm xuống cho dù có lẽ họ đã chứng kiến cô gái thực hiện màn trình diễn này đến cả nghìn lần rồi. Cảnh tượng này cũng gần giống như có mặt tại một cuộc tập họp nhằm kích thích tinh thần đồng đội tại một ngôi trường tôi không theo học.
Bronwyn ngáp dài, bước xuống, kẹp lấy tảng đá bằng một cánh tay. Sau đó, cô gái có mái tóc hoang dã lên sân khấu. Emma cho hay tên cô này là Fiona. Cô gái đứng đối diện với các khán giả đằng sau một cái chậu trồng cây đựng đầy đất, hai bàn tay cô giơ lên phía trên chậu đất như một nhạc trưởng. Ban nhạc bắt đầu chơi bản "Chuyến bay của ong nghệ" (ít nhất thì cũng cố hết mức), và Fiona xòe cụp các ngón tay bên trên chậu đất, khuôn mặt cô cau lại khó nhọc vì cố sức và tập trung. Khi giai điệu mạnh dần lên, một hàng cây hoa cúc mọc lên từ đất và mọc lá trổ hoa vươn lên phía hai bàn tay cô gái. Cảnh tượng trông giống như một đoạn phim quay nhanh ghi lại cảnh cây nở hoa, ngoại trừ việc Fiona dường như đang kéo những bông hoa vươn lên khỏi chậu đất của chúng bằng những sợi dây vô hình. Tất cả khán giả đều thích thú cực độ, bật dậy khỏi ghế ngồi để cổ vũ nghệ sĩ.
Emma lật giở tập thiếp tới tấm của Fiona. "Thiếp của bạn ấy là tấm ưa thích của tôi", cô nói. "Chúng tôi đã bỏ ra nhiều ngày cho trang phục của bạn ấy."
Tôi nhìn vào tấm thiếp. Fiona mặc như một cô gái hành khất, đứng ôm một con gà con. "Bạn ấy muốn vào vai gì vậy?" tôi hỏi. "Một nông dân vô gia cư à?"
Emma véo tôi. "Bạn ấy muốn trông có vẻ tự nhiên, như một người hoang dã. Jill Người Rừng, bọn tôi gọi bạn ấy như thế."
"Có thật bạn ấy tới từ trong rừng rậm không?"
"Bạn ấy tới từ Ireland."
"Có nhiều gà rừng con lắm sao?"
Emma lại véo tôi lần nữa. Trong khi chúng tôi đang thì thầm, Hugh đã lên gia nhập cùng Fiona trên sân khấu. Cậu ta đứng đó há miệng ra, để những con ong bay ra ngoài tới thụ phấn cho những bông hoa Fiona đã tạo nên, như một nghi lễ kết đôi kỳ lạ.
"Fiona còn phát triển lên được thứ gì ngoài những bụi cây và bông hoa không?"
"Tất cả các luống cây cỏ này", Emma vừa nói vừa chỉ về phía những dải vườn trong sân. "Và đôi khi cả những cây thân gỗ nữa."
"Thật sao? Cả cây thân gỗ luôn hả?"
Emma lại lật tìm trong tập thiếp. "Đôi khi chúng tôi sẽ diễn màn Jill và cây đậu thần. Ai đó sẽ bám chặt lấy một trong những cái cây nhỏ ở bìa rừng và chúng tôi sẽ cùng xem Fiona có thể làm nó cao lên đến chừng nào trong khi bạn kia cưỡi trên cái cây đó." Cô giở tới chỗ bức ảnh muốn tìm rồi gõ gõ ngón tay lên nó. "Đó là kỷ lục", Emma nói đầy tự hào. "Hai mươi mét."
"Các cậu chắc phải thấy buồn tẻ kinh khủng ở đây nhỉ?"
Cô định véo tôi lần nữa nhưng tôi đã chặn bàn tay cô lại. Tôi chẳng phải chuyên gia về các cô gái, nhưng khi một cô cố véo bạn đến bốn lần, tôi tin chắc đó là tán tỉnh.
Còn có thêm vài tiết mục nữa sau khi Fiona và Hugh rời sân khấu, nhưng đến lúc đó đám trẻ đã trở nên nhốn nháo, và không lâu sau chúng tôi giải tán để dùng thời gian còn lại của ngày hôm đó đắm chìm trong niềm hạnh phúc mùa hè: thảnh thơi uống nước chanh dưới ánh mặt trời; chơi bóng vồ; chăm nom cho những khoảnh vườn mà nhờ có Fiona hầu như chẳng cần phải chăm nom; thảo luận về thực đơn cho bữa trưa. Tôi muốn hỏi bà Peregrine nhiều hơn về ông nội - một chủ đề tôi né tránh với Emma, cô luôn trở nên ủ ê mỗi khi có ai nhắc đến tên ông - nhưng cô phụ trách đã đi giảng bài tại phòng học dành cho những đứa bé hơn đám này. Dẫu vậy, có vẻ như tôi có thoải mái thời gian, và nhịp sống chậm chạp cùng cái nóng buổi trưa làm tôi nhụt hết quyết tâm để làm bất cứ việc gì cần nhiều nỗ lực hơn chuyện tha thẩn quanh khu nhà trong cảm giác kinh ngạc mơ màng.
Sau một bữa ăn trưa ê hề với sandwich kẹp thịt ngỗng và bánh pudding sô cô la, Emma bắt đầu gợi ý lôi kéo những đứa trẻ lớn tuổi hơn đi bơi. "Quên đi", Millard rên rẩm, cái khuy quần trên cùng của cậu ta mở bung ra. "Tớ căng phồng như một con gà tây Giáng sinh rồi." Chúng tôi nằm ườn ra trên những cái ghế bọc nhung kê quanh phòng khách, no đến muốn vỡ bụng. Bronwyn nằm co người lại, vùi đầu giữa hai cái gối. "Tớ sẽ chìm nghỉm xuống tận đáy mất", câu trả của cô vang lên nghèn nghẹt.
Nhưng Emma vẫn khăng khăng hối thúc. Sau mười phút ngon ngọt phỉnh phờ, cô cũng dựng Hugh, Fiona và Horace dậy khỏi giấc ngủ trưa của họ và thách Bronwyn, người có vẻ không thể bỏ qua được bất cứ cuộc cạnh tranh nào, thi bơi với mình. Khi thấy tất cả chúng tôi cùng kéo nhau ra khỏi nhà, Millard liền la lối rằng chúng tôi đã cố tình bỏ cậu ta lại.
Nơi tốt nhất để bơi là gần bến tàu, nhưng đi tới đó cũng đồng nghĩa với việc phải đi bộ qua thị trấn. "Còn đám khùng say khướt cứ nghĩ tớ là gián điệp Đức thì sao hả?" tôi nói. "Hôm nay tớ không thích bị người khác vác gậy lùa đâu."
"Cậu đãng trí quá", Emma nói. "Đó là hôm qua. Họ sẽ chẳng còn nhớ gì hết."
"Chỉ cần choàng một cái khăn quanh người cậu để họ không thấy, ờ, mấy thứ quần áo tương lai của cậu là được", Horace nói. Tôi đã mặc lại quần jean và một chiếc áo phông, trang phục thường ngày của tôi, còn Horace mặc bộ vest đen quen thuộc của cậu ta. Anh chàng này có vẻ sở hữu cùng phong cách ăn mặc với bà Peregrine: bất cứ lúc nào cũng nghiêm chỉnh thái quá đến mức kinh khủng. Bức ảnh chụp cậu ta cũng nằm trong số ảnh tôi tìm thấy trong cái rương vỡ nát, và trong nỗ lực "phục trang" cho việc chụp ảnh, cậu ta đã vượt quá mọi ranh giới: mũ chóp cao, gậy, kính một mắt - tóm lại là đủ lệ bộ.
"Cậu có lý", tôi vừa nói vừa nhướng mày về phía Horace. "Tớ không muốn ai nghĩ mình mặc đồ quái dị."
"Nếu cậu đang đề cập đến cái áo gi lê của tôi", cậu ta trả lời thật cao ngạo, "phải, tôi thừa nhận mình là một người chạy theo mốt." Những người khác cười khúc khích. "Tiếp tục đi, cứ việc cười anh bạn Horace của các vị! Cứ việc gọi tôi là một anh chàng bảnh chọe nếu thích, nhưng chuyện những người dân trong làng sẽ chẳng nhớ các vị mặc gì không hề cho các vị quyền được mặc như một kẻ hành khất!" Nói xong, cậu ta quay sang vuốt phẳng phiu các ve áo của mình, hành động chỉ làm đám trẻ cười dữ hơn. Vừa càu nhàu, cậu ta vừa trỏ ngón tay như thể quy tội cho bộ đồ tôi mặc. "Còn về cậu ta, xin Chúa cứu giúp chúng ta nếu đó là tất cả những gì tủ quần áo của chúng ta có thể trông đợi trong tương lai!"
Khi tiếng cười đã lắng xuống, tôi kéo Emma sang một bên và thì thầm, "Chính xác thì cái gì đã làm Horace trở nên đặc biệt - ý tớ là bên cạnh quần áo của cậu ấy?"
"Cậu ấy có những giấc mơ tiên tri. Thường xuyên có những cơn ác mộng khủng khiếp, còn chúng lại có xu hướng rất đáng lo ngại là trở thành hiện thực."
"Thường xuyên đến mức nào cơ? Nhiều lắm sao?"
"Cậu hãy tự hỏi cậu ấy đi."
Nhưng Horace đang chẳng có tâm trạng nào để thù tiếp những câu hỏi của tôi. Vậy là tôi đành dành chúng lại cho một dịp khác.
Khi chúng tôi đi vào thị trấn, tôi quàng một cái khăn quanh hông và khoác một cái khăn khác lên vai. Cho dù không hẳn là tiên tri, song Horace đã đúng về một chuyện: không ai nhận ra tôi. Đi xuống đường cái, chúng tôi gặp phải vài ánh mắt lạ lùng, nhưng không ai làm phiền chúng tôi. Chúng tôi thậm chí còn đi ngang qua lão béo đã gây phiền toái đủ điều cho tôi ở chỗ quầy bar. Ông ta đang nhồi một tẩu thuốc bên ngoài tiệm bán thuốc lá và ba hoa về chính trị với một người phụ nữ hầu như chẳng buồn lắng nghe. Tôi không dừng được nhìn ông ta chằm chằm khi chúng tôi đi ngang qua. Ông ta cũng trừng mắt nhìn lại, chẳng hễ có lấy một dấu hiệu là nhận ra.
Cứ như thể ai đó đã "khởi động lại" cả thị trấn. Tôi tiếp tục nhận ra những thứ tôi đã thấy ngày hôm trước: cũng vẫn chiếc xe điên cuồng lao đi vùn vụt xuống con đường, bánh sau của nó trồi trụt trên mặt sỏi, vẫn cùng những người phụ nữ xếp hàng cạnh giếng nước; một người đàn ông quét hắc ín lên đáy một chiếc thuyền chèo tay, tiến độ công việc chẳng nhích lên được thêm chút nào so với hai mươi bốn giờ trước. Tôi gần như trông đợi sẽ thấy bóng ma của chính mình cắm đầu chạy băng qua thị trấn với một đám đông đuổi theo sau, nhưng tôi đoán mọi thứ sẽ không diễn ra như thế.
"Các cậu hẳn phải biết rất nhiều về những gì diễn ra quanh đây", tôi nói. "Như hôm qua, với những cái máy bay và cái xe đó."
"Millard là người biết tất cả", Hugh nói.
"Đúng thế", Millard nói. "Thực ra tớ đang trên đường hoàn tất bản tường thuật hoàn chỉnh đầu tiên trên thế giới về một ngày trong cuộc sống của một thị trấn, theo trải nghiệm của tất cả mọi người ở đó. Mọi hành động, mọi cuộc hội thoại, mọi âm thanh, tạo ra bởi mỗi cá thể trong số một trăm năm mươi chín con người và ba trăm ba mươi hai con vật cư trú tại Cairnholm, theo từng phút một, từ lúc mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn."
"Thật không tin nổi", tôi nói.
"Tớ không thể không đồng ý", cậu ta trả lời. "Chỉ trong hai mươi bảy năm tớ đã quan sát được nửa số động vật và gần như toàn bộ con người."
Tôi há hốc miệng. "Hai mươi bảy năm?"
"Cậu ấy dành ra ba năm riêng cho những con lợn!" Hugh nói. "Có nghĩa là ghi chú lại mọi thứ về những con lợn hằng ngày trong suốt ba năm! Cậu có thể tưởng tượng nổi không? 'Cơn này phẹt ra một bãi phân!' 'Con kia kêu ụt ịt rồi lăn ra ngủ ngay trên chất thải của chính nó!'"
"Các ghi chú là tối cần thiết cho quá trình này", Millard kiên nhẫn giải thích. "Nhưng tôi có thể hiểu sự ghen tị của cậu, Hugh. Nó hứa hẹn sẽ là một công trình chưa từng có tiền lệ trong lịch sử giới học thuật hàn lâm."
"À, đừng có mà vểnh mũi lên", Emma nói. "Nó cũng sẽ là một thứ chưa từng có tiền lệ trong lịch sử của những thứ dở hơi. Nó là thứ dở hơi đệ nhất từng được viết ra!"
Thay vì trả lời, Millard bắt đầu chỉ ra các biến cố ngay trước khi chúng xảy ra. "Bà Higgins sắp sửa lên cơn ho", cậu ta nói, và sau đó một người phụ nữ trên đường sẽ ho tới ho lui cho tới khi đỏ gay cả mặt, hay "Ngay bây giờ, một ngư dân sẽ than vãn về nỗi khó khăn khi phải hành nghề trong thời chiến tranh", và sau đó một người đàn ông tựa người vào một cái xe chất đầy lưới đánh cá sẽ quay sang một người đàn ông khác và nói, "Giờ đây dưới nước có quá nhiều lũ U-boat chết tiệt đó tới mức đi kiểm tra lưới của mình cũng không còn an toàn nữa!"
Tôi thật sự bị ấn tượng, và nói với Millard như vậy. "Tớ rất vui là có người trân trọng công trình của mình", cậu ta đáp.
Chúng tôi đi bộ dọc theo bến tàu ồn ào bận rộn cho tới hết cầu tàu, rồi sau đó men theo bờ biển lởm chởm đá về phía mũi đất, tới chỗ một bãi cát. Mấy cậu con trai bọn tôi cởi đồ ra chỉ mặc lại quần lót (tất cả ngoại trừ Horace, cậu ta chỉ cởi đôi giày và cái nơ ra) trong khi các cô gái biến mất để thay sang những bộ đồ tắm kiểu cổ kín đáo. Sau đó tất cả chúng tôi đều bơi. Bronwyn và Emma bơi thi với nhau, trong khi những người còn lại bơi vòng quanh; khi đã mệt, chúng tôi lên bãi cát và đánh một giấc. Đến lúc trời nóng quá, chúng tôi lại lao xuống nước, và khi nước biển lạnh làm chúng tôi rét run, chúng tôi lại lên bờ, và cứ thế lặp đi lặp lại cho tới khi bóng chúng tôi bắt đầu dài ra trên mặt cát.
Chúng tôi trò chuyện với nhau. Họ có cả triệu câu hỏi dành cho tôi, và khi ở cách xa bà Peregime, tôi có thể trả lời họ một cách thẳng thắn. Thế giới của tôi thế nào? Mọi người ăn, uống, mặc những gì? Khi nào khoa học sẽ khắc chế được bệnh tật và cái chết? Họ sống trong cảnh huy hoàng, nhưng thèm khát những khuôn mặt mới, những câu chuyện mới. Tôi kể cho họ tất cả những gì có thể, cố moi trong óc những mẩu chuyện về lịch sử thế kỷ hai mươi từ giờ giảng của cô Johnston - đổ bộ lên mặt trăng! Bức tường Berlin! Việt Nam! - nhưng họ khó lòng hiểu nổi.
Công nghệ và mức sống trong thời đại của tôi là điều làm

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net

#kinhdi