TẬP 24

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                  

Tập 24

      Chào các bạn buổi chiều. Sáng nay chúng ta đề cập đến chuyện năm trước tôi nhận dạy một lớp, có một em học sinh tiến bộ rất nhanh, làm lớp trưởng cũng rất tốt. Nên trong ngày lễ tốt nghiệp, khi tôi đem phần thưởng cuối cùng phát cho em, em đã rơi nước mắt. Tôi đứng trên bục giảng, trong lòng tự nghĩ, tôi đã nhìn thấy rất nhiều bộ mặt trong xã hội, tôi cũng từng dạy nhiều lớp tốt nghiệp, nên không vì thế mà thương tâm rơi nước mắt. Vì tôi kỳ vọng chính mình, đời này chỉ vì cảm động rơi nước mắt, chứ không vì thương tâm mà để rơi nước mắt. Vì thương tâm rơi nước mắt không giúp gì được cho mình và người. Trong lòng tôi lại nghĩ, nếu như chút nữa em ra khỏi trường mà vẫn còn khóc, tôi phải cố gắng an ủi em. Khi sắp xếp xong hàng ngũ, tôi liền dẫn các em ra cổng trường. Đi nửa chừng, tôi liếc nhìn ra sau, nhìn thấy em vẫn đang khóc, liền cho dừng hàng ngũ đi đến trước mặt em. Trong lòng tôi nghĩ, dùng tay trái của tôi nắm chặt tay em, rồi dùng tay phải vỗ vỗ trên vai em: đừng khóc nữa. Khi tay trái tôi nắm chặt tay em, còn tay phải chuẩn bị vỗ lên vai em, thì em đã nắm lấy tay tôi nói: cám ơn thầy! Cám ơn thầy! Cám ơn thầy. Lúc đó cả người tôi giống như bị điện giật vậy, thì ra người nam cũng bị người nam làm cảm động.

      Sự chân thành này của học sinh khiến chúng ta rất cảm động, nước mắt tôi đã chảy quanh viền mắt, nhưng không thể mất khống chế, vì còn phải dẫn đội ngũ ra khỏi trường. Tôi liền hít thở thật sâu hai lần rồi dẫn đội ngũ ra và tạm biệt chúng. Khi một mình tôi trở lại trường, đột nhiên có một cảm xúc rất sâu sắc. Không phải tôi dạy học sinh này, mà là học sinh này đã dạy cho tôi một bài học rất quan trọng. Em đã cho tôi biết rằng, không có học sinh nào không thể dạy. Một đứa trẻ bị nhà trường cho là có hành vi thiên lệch, chỉ trong trong mấy tháng ngắn ngủi, dùng lòng yêu thương của chúng ta, mà có thể thay đổi một cách lớn lao như vậy. Điều này đích thực đã ấn chứng "nhân chi sơ, tánh bổn thiện", cho nên phải hỏi bản thân chúng ta có tâm chân thành này hay không.

      Thông qua học sinh này đã cho tôi cảm nhận, tôi đã lãnh hội được một điều: Trong sinh mệnh của một người, khiến chúng có thể cảm nhận được có một người thật sự thương yêu, chăm sóc mình, đứa bé này sẽ không hư hỏng, cũng không thể tự sát.

Các bạn, hiện nay mức độ trẻ em tự sát ra sao? Ngày càng cao. Đây là kết quả. Nguyên nhân do đâu? Các em cảm thấy trống rỗng, thấy không ai quan tâm thương yêu mình.

      "Khoan chuyển loan, vật xúc lăng". Chúng ta đã đề cập đến thanh thiếu niên hiện nay thích đua xe, khiến cảnh sát không ngừng truy cản, truy bắt. Chi bằng xây dựng gia đình thật tốt từ trên căn bản. Toàn bộ xã hội an định hay động loạn, gia đình là cơ sở, là căn bản. Tôi cũng tự hứa chỉ dạy học ở một trường, từ nay về sau không thay đổi, tức là chỉ dạy ở đó. Tôi bắt đầu theo nghề giáo đã có ý niệm này, vì sao vậy? Vì tôi chỉ cần ở đó bất động - ví dụ tôi dạy được 20 năm, dạy được 30 năm, tất cả học sinh nhất định tìm được tôi. Giáo dục một đứa trẻ phải chăng chỉ hai năm là dạy được? Nhất định phải hướng dẫn và nhắc nhở thời gian dài. Chỉ cần trong một hai năm chúng cảm nhận một cách sâu sắc, thầy giáo bỏ công sức đối với chúng là không cầu báo đáp. Tin rằng cuộc sống sau này khi gặp phải vấn đề, chúng sẽ tìm ai? Thầy giáo! Tuyệt đối chúng không đi vào con đường không tốt, càng không thể tự sát. Vì chỉ cần một có lòng yêu thương, thì không đến nỗi tuyệt vọng.

      Nhưng dạy được hai năm, người tính không bằng trời tính. Vì lãnh hội được đức hạnh của các em chính là căn cơ, nên tôi hy vọng lợi dụng khi mình còn trẻ, nhanh chóng thâm nhập giáo huấn của các bậc thánh hiền, mới xin nghỉ việc. Xin nghỉ việc rồi mới có cơ hội đến Đại Lục, để thúc đẩy và phát triển truyền thống văn hóa. Trong quá trình này, quen biết được rất nhiều thầy cô giáo, đem thái độ giáo dục, kinh nghiệm giáo dục đối với các em trao đổi với nhau, cùng nhau mài giũa. Chúng ta nhìn thấy các em có một vài hành vi không tốt, chúng ta không nên chỉ biết nổi nóng, mà phải hạ thủ từ nguyên nhân. Khi một người có tâm cung kính, cẩn thận, thì khả năng xảy ra chuyện ngoài ý muốn rất thấp. Tâm cung kính này tuyệt đối không phải khi lái xe mới cẩn thận, mới cung kính. Mà là mọi lúc mọi nơi phải nâng cao thái độ cung kính, cẩn thận.

Từ lần tôi ngồi xe ôm tóc tai dựng ngược đó, đi một ngày đàng học một sàng khôn, bây giờ trước khi lên bục giảng, trước phải như thế nào? Tôi vốn là người không thích soi gương, nhưng bây giờ cũng học cẩn thận hơn một chút.

      "Chấp hư khí, như chấp doanh, nhập hư thất, như hữu nhân". Chúng ta xem từ động tác này. "Chấp hư khí", ví dụ bưng một cái dĩa đã ăn hết thức ăn, đương nhiên trọng lượng hơi nhẹ, nhưng vì sao bưng lên có thái độ giống như trên dĩa có thức ăn? Tức là nói, có khi chúng ta cầm đồ vật nhẹ nhưng không cẩn thận lắm, hay khinh suất. Có thể đánh vỡ, rơi vỡ, điều này cũng cần chúng ta cẩn thận nhiều hơn. Có rất nhiều sản phẩm của khoa học kỹ thuật cao, cầm lên thấy rất nhẹ. Nhưng mỗi đồ vật, có khi trị giá trên một ngàn, trên một vạn cũng có. Nên khi chúng ta hoặc con cái, đối với những động tác này không đủ cẩn thận, rất có thể một chút không cẩn thận, thì một tháng lương đã tan theo mây khói. Đây cũng là điều cần phải chú ý, từ những chi tiết nhỏ này để cảnh tỉnh mình.

      "Nhập hư thất, như hữu nhân", nghĩa là khi đến một nơi không có người, cũng phải giữ thái độ như bên cạnh có người. Trong Trung Dung đề cập đến, phải có thái độ "thận độc". Thái độ đối nhân xử thế của một người, tuyệt đối không vì không ai nhìn thấy nên có sự lơ là, có sự thờ ơ. Điều này rất quan trọng. Nó cũng dạy chúng ta: Đối nhân xử thế, phải có tánh nhất quán, tuyệt đối không thể nói một đường làm một nẻo.

      Có một thầy giáo, thầy nói với học trò: Không nên khạc nhổ tùy tiện. Một hôm thấy xung quanh không có người, vị thầy đó nghĩ như vậy là đã chắc chắn, nên đã nhổ bãi nước miếng. Đột nhiên từ xa nói truyền đến một âm thanh: Thầy ơi! Sao thầy lại khạc nhổ? Ông thầy đó lập tức toàn thân nổi da gà, không còn mặt mũi nào nữa.

Có một lớp học, thầy giáo rất dữ, thường hay mắng học sinh. Đúng lúc toàn trường cử thầy làm giáo học diễn thích, nghĩa là muốn ông giảng bài cho toàn trường, thậm chí là thầy giáo các trường khác đến tham quan nghe. Vì bình thường học sinh đều bị thầy mắng đã quen, nên rất có khoảng cách. Bình thường thì rất hung dữ, đột nhiên hôm đó trở thành vui vẻ hòa nhã. Khi lên giảng tiết học đó, người ở sau đều nổi da gà, tôi thấy học sinh cũng không được dễ chịu. Làm người như vậy có mệt mỏi chăng? Quá mệt. Làm người có tánh nhất quán, một số người cảm thấy như vậy phải chăng là rất mệt? Thật ra làm người nhất quán càng làm càng nhẹ nhàng, càng làm càng được người khác tôn trọng.

      Trẻ em thường khi xung quanh không có ai, âm thanh của chúng rất lớn. Chẳng hạn một vài nơi du lịch, như khi leo núi, rất nhiều em nói lớn hét lớn. Giống như tôi hay nói với học sinh: hôm nay chúng ta ra ngoại ô leo núi, xin hỏi chủ nhân ngọn núi này là ai? Là ai? Đương nhiên là cây cối, động vật, thực vật trên đó. Vì chúng đã ở đó lâu rồi, nên chúng là chủ nhân, còn quý vị là gì? Là khách, quý vị chỉ lâu lâu đến nhà họ một chuyến. Có khách nào đến nhà người ta mà nói hét thật lớn chăng? Có chăng? Như vậy thì quá mất mặt, nhất định sẽ bị những động vật trên núi này cười: "người này quả thật không có tu dưỡng". Chúng ta phải tôn kính tất cả vạn vật, vì vậy khi leo núi không được nói to hét lơn, ảnh hưởng đến an ninh của rất nhiều động vật.

      Khi một người âm thanh quá to, sóng âm thanh có thể chấn động đá. Lúc đó có một tảng đá đã hơi lỏng, âm thanh này quá lớn, có khả năng làm chấn động khiến nó rơi xuống. Ngày xưa thường nói Mạnh Khương Nữ khóc làm ngả Vạn Lý Trường Thành, điều này có chút khuếch trương, nhưng đích thực âm thanh của người, năng lượng của sóng âm sẽ chấn động làm đá rơi xuống, điều này rất có thể. Nên "nhập hư thất như hữu nhân", cũng phải cẩn thận.

      Hiện nay rất nhiều trẻ em đến nhà người khác, có thể chủ nhân đang bận dưới bếp, các em liền đi dòm ngó khắp nơi, như vậy đúng hay không? Không đúng. Như vậy với chủ nhân không được tôn kính. Đặc biệt phòng ngủ của chủ nhân lại càng không được đi vào, những điều này cần phải nhắc nhở các em. Ví dụ nhiều phòng chúng đều đi qua, đến lúc đó chủ nhân phát hiện mất đồ, ai là hiềm nghi đầu tiên?

      Tôi có một người bạn, lúc nhỏ kanh ta đến nhà bạn chơi, không ngờ trong phòng của ba người bạn bị mất tiền. Hôm sau người bạn chỉ anh ta nói anh ta ăn cắp, học sinh cả lớp liền gán cho anh ta rất nhiều nhãn hiệu. Lúc này nếu quý vị biện bạch, có trăm miệng cũng không thể biện minh được, quý vị không có cách nào chứng minh mình không lấy, vì quý vị đích thực đã đi vào trong đó một lúc mới ra. Nên lúc nào cũng phải cảnh giác để tránh khỏi sự hiềm nghi, không nên để người khác hiểu lầm.  "Nhập hư thất, như hữu nhân", đây là tránh sự hiềm nghi.

      Trong Thường Lễ Cử Yếu cũng có câu: "Qua điền bất nạp lí, lý hạ bất chỉnh quan". Ý muốn nói rằng quý vị đi qua nơi người ta trồng dưa, không nên cột giày. Vì họ từ xa nhìn thấy quý vị đang ngồi xuống nơi vườn dưa của họ, từ xa nhìn tới hình như là gì? Đang hái dưa của họ. Nếu đang ở dưới vườn cây lý, quý vị đứng đó đội mũ, tay giống như muốn hái lý của họ vậy, điều này cũng phải tránh sự hiềm nghi.

      Đằng sau Đệ Tử Quy có nói: "tương nhập môn, vấn thục tồn. Tương thượng đường, thanh tất dương". Khi quý vị đến nhà người khác, không nên đi tham quan khắp nơi. Thấy không có ai nhất định phải kêu lên: có ai ở nhà chăng? Chừng mực tiến thoái này chúng ta cũng phải cẩn thận, đây là "nhập hư thất, như hữu nhân".

      "Sự vật mang, mang đa thác". "Mang" sẽ bị loạn, phương pháp đối trị loạn là gì? Phải hòa hoãn, hòa hoãn có thể tránh sự hối hận, thoái có thể miễn họa. Thường thường có thể đâu ra đó, thì không thể làm việc sai. Hiểu được sự tiến thoái, khi cần thoái thì không nên miễn cưỡng tiến lên, có thể tránh khỏi họa hoạn vào thân.

"Sự vật mang" cần phải kết hợp với phương diện nhắc nhở của "cẩn", mới có thể làm việc một cách tốt đẹp. Ví dụ trước đây đề cập đến "trí quan phục, hữu định vị, vật loạn đốn, trí ô uế". Đây là thói quen lấy ở đâu, để lại chỗ đó, "động vật quy nguyên, vật hữu định vị". Đồ vật để ở vị trí cố định, khi nào lấy quý vị sẽ không bị lẫn lộn. Cho dù lấy rồi cũng phải để lại nguyên vị trí cũ.

      Đưa ra một trường hợp, ví dụ chúng ta tắm xong. Quý vị dùng vòi hoa sen, sau khi tắm xong nhất định phải như thế nào? Để nó hướng về bồn vệ sinh, nếu không qua mấy tiếng sau người khác sử dụng, họ vừa mở nước liền nghe tiếng thét lớn, thân thể họ như thế nào? Ướt đầm. Nên rất nhiều việc chúng ta cần phải cẩn thận trước sau. Cẩn thận, khi quý vị muốn rời khỏi chỗ đó phải kiểm tra lại tất cả, mới không tạo sự phiền phức cho mình và người. Chúng ta nói trước sau đều phải cẩn thận, nên những gì đã dùng qua đều phải kiểm tra lại, xem đã trở về vị trí hay chưa. Tự mình muốn dùng hay người khác muốn dùng, mới không có tình trạng tìm không thấy.

      Khi chúng ta muốn ra khỏi nhà, ví dụ phải đi một tuần mới về, phải nên kiểm tra nguồn điện, ga. Nếu không giả dụ như nước chưa khóa chặt, khi trở về không biết chảy hết bao nhiêu, lãng phí biết bao nhiêu nguồn nước. Nên những đồ dùng khi sử dụng xong, phải để nó trở về nguyên vị mới không tạo thành lãng phí vô duyên. Tôi nhớ có một lần cúp điện, tôi sử dụng máy nước nóng. Vì cúp điện đột ngột, tôi thuận tay tắt mấy nút điện, nên đã ấn vào nút của máy nước nóng. Bật xong có tắt nó không? Tôi quên mất. Vì không trả về vị trí cũ, sau đó tôi đi diễn giảng hình như cũng hơn ba tiếng đồng hồ. Khi trở về, thì đã có điện. Trước khi đi tôi đã mở nên ở nhà nước cứ chảy mãi. Tôi trở về nhìn thấy cảnh tượng đó, cảm thấy rất đau lòng. Vì một sơ suất nhỏ của mình, đã làm lãng phí của con cháu chúng ta không biết bao nhiêu nước. Thế nên phải cẩn thận, "sự vật mang, mang đa thác", nên nút mà chúng ta đã mở nhớ phải tắt đi, mới không đến nỗi lãng phí. Thậm chí mới không đến nỗi tạo thành sự nguy hiểm bị cháy dây điện, đây là "sự vật mang, mang đa thác".

      Khi chúng ta có thể thường vận dụng những công cụ này, cũng có thể khiến sự việc không đến nỗi quên đông quên tây. Thế nên việc mà chúng ta đã hứa với người, thì lập tức ghi lên trên lịch làm việc, mỗi ngày ngủ dậy xem qua một lượt, việc nào làm rồi thì đánh dấu, việc nào chưa làm thì nhắc nhở thêm lần nữa, nên giải quyết nhanh chuyện này. Giả dụ các em từ nhỏ đã có thái độ này, nó sẽ rất cẩn thận, cũng rất có trách nhiệm.

      Các bạn, hiện nay quý vị nào có con cái đang học lớp một chăng? Giả dụ con của quý vị đang học lớp một, hôm nay chúng gọi điện về nói: Mẹ à, con quên đem vở bài tập ngữ văn rồi, hôm qua con đã viết xong, tiết sau thầy giáo sẽ kiểm tra, mẹ đem nhanh đến giúp con. Các bạn, quý vị sẽ làm như thế nào? Quý vị làm cha làm mẹ. Mẹ à! Mẹ còn suy nghĩ gì nữa? Mau đem đến giúp con đi. Rất nhiều phụ huynh đều đưa đến. Tuy chỉ là một động tác rất nhỏ, làm đúng hay làm sai đối với tâm thái của bọn trẻ, có thể là khác nhau rất lớn.

Chú Lô từng nói với tôi, chú nói con gái của chú lần đầu tiên không đem vở bài tập, nên gọi điện về nhà nhờ ba đem đến cho nó. Không ngờ chú Lô nói, mình không đem là chính mình phạm sai lầm, phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, nên phạt thì phải phạt, và lập tức cúp điện thoại. Các bạn, quý vị có cúp được chăng? Thế nên giáo dục bọn trẻ phải đầy đủ ân huệ và uy lực. Có lúc cần phải có oai nghiêm, cần phải có nguyên tắc, động cũng không động. Trưa đó con gái chú trở về, sắc mặt như thế nào? Sao quý vị biết? Không dễ coi lắm. Lúc này con gái bước vào cửa có cần tiếp tục mắng chăng? Cần chăng? Mắng thêm một trận nữa, như vậy thì hơi quá đáng.

      Cúp điện thoại đã rất có oai nghiêm rồi, tiếp theo là phải ban ân đức. Thế nên chú Lô nói với con gái: có bị thầy cô giáo mắng chăng? Có bị phạt chăng? Cô bé gật gật đầu: Có. Chú Lô nói tiếp, ba dạy con một phương pháp, từ đây về sau sẽ không vì không mang theo vở bài tập mà bị phạt. Vốn còn có chút mất tinh thần, đột nhiên nghe được câu nói này thì như thế nào? Lên tinh thần. Chú Lô liền nói với cô bé: chỉ cần con lợi dụng sổ liên lạc, ngày mai có tiết học gì, nên mang theo sách vở gì đều ghi lại hết. Trước khi ngủ soạn sẵn sách vở, những gì đã để vào thì đánh dấu. Tất cả đều soạn xong thì có thể ngủ một cách ngon lành.

      Thế nên khi bọn trẻ phạm sai lầm, cũng là một thời cơ rất tốt để giáo dục chúng. Nếu quý vị chỉ biết nổi nóng, thì cơ hội này sẽ mất đi. Phải để bọn trẻ từ nhỏ biết cách dùng sổ ghi chép này để nhắc nhở mình những gì cần mang theo, như vậy chúng sẽ không dễ quên đông quên tây. Khi ra đi đột xuất, mà vẫn ở đó tìm đồ vật, như vậy sẽ làm hư rất nhiều việc. Đương nhiên muốn bọn trẻ "sự vật mang, mang đa thác", làm việc thong thả, không lẫn lộn. Đầu tiên chính mình làm việc phải là tấm gương tốt mới được.

      Tôi nhớ thường ngồi xe của ba tôi, lúc đó khoảng hơn mười tuổi. Ba tôi có một câu nói rất quen thuộc, trong lúc lái xe ông thường nói: sao lại vội vàng thế? Gấp gáp cũng chỉ hơn thua được năm phút. Tuy một câu nói rất nhẹ nhàng của ba, nhưng đối với tôi mà nói thì nó có ảnh hưởng rất lớn. Khi muốn lái xe nhanh thường nghĩ đến câu nói này của ba, ba tôi xưa nay chưa từng bấm còi, vì ông cảm thấy không cần sự gấp gáp đó, nên tôi lái xe cũng không bấm còi, đương nhiên có một vài tình huống cũng phải bấm. Khi quý vị hoàn toàn không nhìn thấy xe, trước phải báo hiệu cảnh giới. Bình thường có thể nhường người khác thì nhường người khác.

       Câu tiếp theo: "vật úy nan, vật khinh lược". "Vật úy nan" nghĩa là không nên sợ hãi trước khó khăn. Trong Trung Dung có câu rất quan trọng, đề cập đến: "nhân nhất năng chi, kỷ bách chi. Nhân thập năng chi, kỷ thiên chi". Ý muốn nói rằng người ta làm một lần là biết, mặc dù chúng ta chậm chạp hơn, nhưng chúng ta làm một trăm lần, cũng phải làm cho được. Người ta mười lần là biết, cho dù chúng ta làm một ngàn lần mới biết, chúng ta cũng phải có nghị lực để làm.

      Nếu mọi người đều giữ thái độ đó để đối diện với sự việc. "Tuy ngu tất minh", vốn hơi chậm chạp, nhưng ắt cũng đại khai trí tuệ, đó là "tuy ngu tất minh" (Nghĩa là một người ngu ám nhu nhược, nhưng nhờ công phu học vấn tu dưỡng, hết lòng lo trí tri lực hành, kết quả ngu ám biến ra thông minh)

. "Tuy nhu tất cường", khi chúng ta dùng thái độ như vậy để ứng phó mọi việc, nhiều khi chính mình sẽ không bị mình đánh bại, hay sợ mà thoái lui. Cô Dương Thục Phân thường nói, cô thường cổ vũ chính mình. Mạnh tử nói: "Thuấn hà nhân dã, Dư hà nhân dã, hữu vi trước diệc nhược thị". Nên cô Dương nói: Tôi nhất định làm được. Vì mỗi người, bầu bạn quý vị lâu nhất là ai? Là chính quý vị, nên lúc nào cũng phải tự mình khuyến khích, tự mình cổ vũ, điều này rất quan trọng.

      Tôi dạy học trong hai năm này cũng thể hội được, đức hạnh là căn bản một đời của bọn trẻ. Vì thế phải lợi dụng lúc còn trẻ để thâm nhập truyền thống văn hóa, nên tôi đã bỏ công việc. Ba tôi nói giáo dục là quyết sách của trăm năm, làm việc này rất khó khăn, con nên suy nghĩ cặn kẽ. Tôi liền nói với ba tôi, phân tích để ông thấy. Trong lịch sử, người thật sự có cống hiến, tuyệt đối đều không phải là người giàu có, hoặc là rất có quyền thế. Chúng ta thử xem, Khổng Lão Phu Tử có tiền chăng? Khổng Lão Phu Tử có quyền thế chăng? Không có, chỉ dựa vào một tấm lòng chân thành.

      Thầy của tôi là pháp sư Tịnh Không, ông cũng không có tiền, không có quyền thế. Nhưng do có một tấm lòng chân thành, cũng đã đem chánh pháp và học vấn của thánh hiền hoằng dương trên toàn thế giới. Nên chúng ta hiểu được sự thành bại, tuyệt đối không phải là vật bên ngoài, mà tâm chân thành mới là căn bản. Khi chúng ta hiểu được như vậy, sẽ không dễ rút lui. Sau đó ba tôi đề cập đến, giáo dục đích thực phải làm thời gian rất dài, thậm chí phải một trăm năm mới nhìn thấy hiệu quả. Tôi liền nói tiếp với ba tôi: thời đại chúng ta không phải ước muốn là nhìn thấy truyền thống văn hóa khai hoa kết trái. Thời đại này của chúng ta chỉ cần truyền thống văn hóa không đoạn mất trước mắt chúng ta, như vậy cũng rất an ủi lắm rồi.

      Sau đó tôi đến Úc Châu học tập, và khởi lên hai ý niệm. Ý niệm thứ nhất là hy vọng có một thầy giáo giỏi về truyền thống văn hóa. Ý niệm thứ hai là hy vọng, vì tự mình đức hạnh còn kém, rất nhiều tập quán xấu. Nên nếu như có một vị trưởng bối, một vị thầy giỏi ở bên cạnh, như vậy thì quá tốt. Nên tôi đến Úc Châu, khi lên lớp, cô Dương Thục Phân ngồi ở đâu? Ngồi trên bàn giảng nói về Câu Chuyện Đức Dục cho chúng tôi nghe, còn chú Lô thì ngồi bên cạnh tôi, không có vị trí nào trống.

      Các bạn, những cảnh giới và quan hệ giữa người với người mà quý vị chiêu cảm được, căn bản thật sự ở đâu? Ở trong tâm quý vị. Thế nên tâm là năng cảm, cảnh giới là sở cảm. Giả như tâm chúng ta có rất nhiều đối lập, có rất nhiều phân tranh, như vậy quan hệ của chúng ta sẽ như thế nào? Không ngừng xung đột. Khi trong tâm chúng ta mỗi niệm đều hy vọng có thể cống hiến một chút gì, tự nhiên sẽ chiêu cảm được rất nhiều người giúp đỡ quý vị, vì thế không nên sợ khó khăn. Chỉ cần quý vị có tâm chân thành này, thì trợ lực sẽ đến không ngừng.

       Vào tháng 9 năm trước, cô Dương đưa tôi đến Hải Khẩu, đi được một tuần, chúng tôi đã đến Khúc Phụ Sơn Đông. Vì đẩy mạnh truyền thống văn hóa, chúng ta nhất định phải lễ bái Khổng Lão Phu Tử trước. Vì Khổng Phu Tử là bậc thánh nhân cống hiến lớn nhất cho truyền thống văn hóa. Khi chúng tôi đi một chuyến đến Khúc Phụ Sơn Đông, cô Dương vô cùng cảm khái, vì nhìn thấy trong Tam Khổng rất nhiều cổ tích bị phá hoại. Tất cả những bia mộ tán tụng Khổng Phu Tử hầu như đều bị phá hoại. Thế nên cô Dương nói với tôi, cô vừa nhìn thấy liền có cảm nhận một cách sâu sắc, truyền thống văn hóa đã xuống dốc nghiêm trọng như vậy, cho nên chúng ta không thể không làm. Cô liền quyết định

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Net